Tổng kết kháng sinh- nhóm aminoglycosid


  1. Nhóm aminoglycosid


2.1. Sự hập thu


AG không hay rất it hấp thụ ở đường tiêu hoá. Cần thiết phải tiêm bắp hay tiêm tĩnh


mạch để chữa bệnh không phải ở đường tiêu hoá. Có thể dùng các đường thuốc khác như:


phúc mạc, bàng quang, kết mạc, khí dung, nhưng không được dùng neomycin, framycetin,


paromomycin theo các đường trên.


Tiêm bắp AG hấp thu nhanh, đạt nồng độ cao trong huyết tương sau 1-2 giờ. Thuốc


được hấp thu 100%. Thời gian bán thải t1/2 cho mọi AG khoảng 24 giờ. Tiêm tĩnh mạch 1


lần, AG phân theo 3 pha: pha hấp thu rất nhanh, pha thải trừ chậm, pha sâu (pha tích luỹ-trừ


Streptomycin). AG tích luỹ ở vỏ thận có thể kéo dài 60-100 giờ. Nhất là khi thận bị viêm


hay tiêm nhắc lại.


2.2 Phân bố


Các aminoglucosid (AG) gắn dễ dàng với protein – huyết thanh vào dịch não tuỷ.


Khi viêm màng não, nó thấm vào nhiều hơn. Nếu tiêm đồng thời vào não thấp và tĩnh mạch


thuốc sẽ đạt hàm lượng hữu hiệu chữa bệnh trong 11-18 giờ liền.


73


Khi bị bệnh ở phổi, vì nồng độ AG trong phổi luôn thấp hơn MIC (minimal


inhibitated concentration) của nhiều chủng vi khuẩn gây viêm phổi, phế quản phổi. Vậy với


bệnh đường hô hấp nên dùng theo phương pháp khí dung, nhỏ mũi hay tiêm tĩnh mạch.


Thuốc khuếch tán tốt qua nhau thai, dịch cổ trướng, dịch phế mạc, dịch ngoài tim ít


vào mỡ, xương.


2.3 Thải trừ


Nếu tiêm, phần lớn các AG thải qua nước tiểu dưới dạng nguyên chưa chuyển hoá


còn hoạt tính. Thuốc luôn có nồng độ cao trong nước tiểu, thải nhanh trong 24 giờ đầu từ


80-90% qua cầu thận. Rất ít qua mật. Không có chu kỳ gan – ruột (gentamycin,


tobramycin). Nếu suy thận sẽ làm thay đổi sự thải trừ AG, khi đó t1/2 của thuốc sẽ tăng lên


gấp 20-30 lần so với bình thường.


Nếu uống, gần như không được hấp thu qua đường tiêu hoá (chỉ khoảng 10%) trừ các


thuốc gentamicin và tobramycin.


Các AG đều gây hiện tượng tích luỹ thuốc ở cầu thận. Tại các quản cầu thận, nồng


độ AG lớn gấp 2 – 3 lần so với tuỷ thận và gấp 20 – 30 lần nồng độ cao nhất trong huyết


thanh. Do thuốc gắn chặt vào các tế bào trên quản cầu thận, nên gây hiện tượng tích luỹ


nhiều tuần sau khi ngưng thuốc.


2.4 Phân loại


Kháng sinh đầu tiên của nhóm aminoglycosid là streptomycin được tách chiết nǎm 1944 và ngay sau đó người ta đã thấy hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh lao. Nǎm 1949, người ta tách được neomycin, tiếp theo là kanamycin nǎm 1957. Nǎm 1959, một aminoglycosid khác ít được biết tới là paronomycin được triển khai. Ngày nay, bốn aminoglycosid này ít được dùng do tính khả dụng của gentamycin (1963), tobramycin (1975) và amikacin (1976). Gentamicin được sử dụng rộng rãi nhất vì thuốc đã có ở dạng thuốc gốc và do đó rẻ hơn nhiều so với tobramycin hoặc amikacin. Việc sử dụng streptomycin và neomycin giảm còn do nguy cơ gây độc nặng cho tai, mặc dù các chất mới hơn cũng biểu hiện khả nǎng gây độc này. Neomycin chỉ được dùng đường uống trong điều trị bệnh não gan vì độc tính quá cao khi dùng ngoài đường tiêu hóa hoặc rửa tại chỗ. Paronomycin hiện nay chủ yếu được dùng như một thuốc chống ký sinh trùng đường ruột trong điều trị bệnh amip, giardia, cestodia, leishmania da cũng như cryptosporidio ở bệnh nhân AIDS.


2.5 Cơ chế tác dụng: Mặc dù đã nghiên cứu nhiều nǎm, song vẫn chưa rõ các aminoglycosid làm chết tế bào vi khuẩn như thế nào. Người ta biết rằng các aminoglycosid gắn kết vững chắc với một trong hai vị trí gắn aminoglycosid trên tiểu phân 30S của ribosom, kết quả là thuốc ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Tuy nhiên sự ức chế này không đủ để giải thích cho tác dụng làm chết vi khuẩn của các aminoglycosid, vì các kháng sinh khác không phải aminoglycosid cũng ức chế tổng hợp protein lại chỉ có tác dụng kìm khuẩn. Một khía cạnh tối quan trọng đối với khả nǎng diệt khuẩn của aminoglycosid là cần đạt được nồng độ nội bào vượt quá nồng độ ngoại bào. Các vi khuẩn kị khí không nhạy cảm với aminoglycosid một phần là do chúng không có cơ chế vận chuyển tích cực để hấp thu aminoglycosid.


Các aminoglycosid biểu hiện "khả nǎng diệt phụ thuộc nồng độ" và "hiệu ứng sau kháng sinh" (PAE). "Khả nǎng diệt phụ thuộc nồng độ" mô tả nguyên lý hiệu quả diệt khuẩn tǎng khi nồng độ tǎng. "PAE" biểu hiện khả nǎng ức chế sự phát triển vi khuẩn kéo dài nhiều giờ sau khi không còn phát hiện được nồng độ aminoglycosid. Cả hai hiện tượng này có thể được lợi dụng trong những phác đồ dùng liều cao cách quãng dài.


2.6 Các đặc điểm phân biệt/Phản ứng có hại: Các aminoglycosid có hoạt động và phản ứng có hại tương tự nhau. Hai phản ứng có hại nổi tiếng là gây độc cho tai và gây độc cho thận. Người ta cho rằng một số aminoglycosid, như neomycin và streptomycin gây độc cho tai nhiều hơn các thuốc khác, mặc dù chưa bao giờ có mối liên quan rõ ràng giữa nồng độ aminoglycosid huyết thanh và tiến triển của nhiễm độc ở tai. Mặc dù người ta cho rằng độc tính đối với tai của neomycin chủ yếu là ở ốc tai, còn streptomycin gây độc tiền đình, tất cả các aminoglycosid đều có khả nǎng gây những dạng nhiễm độc này. Nhiễm độc tai diễn ra sau khi sử dụng kéo dài và không thể hồi phục.


Nhiễm độc thận là một phản ứng có hại khác đã được mô tả kỹ với liệu pháp aminoglycosid. Aminoglycosid được hấp thu bởi hiện tượng thẩm bào trong các tế bào lót ống lượn gần, ở đây thuốc tập trung trong các lysosom. Vì không có cơ chế đào thải phức hợp aminoglycosid-lysosom nội bào, tế bào trương lên và vỡ ra. Hình như có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ aminoglycosid huyết thanh với sự xuất hiện nhiễm độc thận hơn là với nhiễm độc tai. Nồng độ thuốc tǎng cao trong thời gian dài làm nặng thêm độc tính thận của aminoglycosid. Sự hấp thu thuốc của tế bào ống thận khi truyền aminoglycosid liên tục 24 giờ cao hơn so với dùng liều tương tự tiêm truyền trong 30 phút. Ngoài ra, hiệu quả có vẻ không bị ảnh hưởng khi dùng aminoglycosid liều cao cách quãng dài.Do những khác biệt lâm sàng giữa các aminoglycosid là rất ít, có lẽ chi phí vẫn là yếu tố có ý nghĩa trong việc chọn lựa thuốc.


Ba kháng sinh hiện hay dùng và có ý nghĩa nhất là: Streptomycin trong điều trị lao, Gentamycin và amikacin ( Selemycin). Liều dùng, người lớn cho 15mg/kg/24h ( với amikacin), 3-5mg/kg/24h ( với gentamycin và tobramycin). Khuyến cáo là dùng số lần trên ngày càng ít càng tốt, và số ngày dùng không quá 10 ngày. Vì vậy nên cho dùng một lần duy nhất trong ngày để hạn chê độc với co thể. Các thuốc thuộc nhóm này cần kiểm tra chức năng thận đều đặn trong quá tình điều trị.

->Read More...

Nậm càn!

Lần đầu tiên trong cuộc đời mình biết đến 2 chữ tình nguyện khi nhận giao phó là đi với đoàn thanh niên quận Hai Bà Trưng lên vùng biên giới Nậm Càn ( đến cái tên mình cũng chỉ mơi nghe có lần đầu còn đọc nhầm tùm lum nữa chứ).
Xe bắt đầu lăn bánh lúc 11h đêm, sau khi vật vã mới đến được điểm xuất phát mình thấy hốt hoảng vì những thứ cần mang theo! trời ơi toàn là thực phẩm và đồ ăn sẵn, một số lượng thức ăn lớn đến mình cũng thấy hoảng. Xe 24 chỗ, có 17 người đi mà vẫn chật ních vì đồ ăn!
Sau một đêm dài khi mà giấc ngủ cứ chập chờn do đường xóc, máy lạnh lại đặt chế độ lạnh trong khi cái xoang của mình nó không chịu đươc lạnh, thế là sụt sịt! không hiểu ai có ý tưởng đi ban đêm làm cho cả đoàn ai cũng mệt lử sau khi đến Cửa Lò lúc hơn 5h sáng, mọi người ngủ khoảng 2 tiếng rồi đi ra biển còn mình ngủ tiếp không quên dặn với theo một câu: chừng nào ăn cơm hãy gọi em nhé, em buồn ngủ ( trong đoàn mình hơn tuổi được đúng một người còn toàn kém!)
sáng hôm sau lên đường đi Nậm càn lúc 4h sáng, đang ngủ ngon đã bị gọi dậy, đường lên Nậm càn quanh co, toàn cua tay áo gấp đến chóng mặt, trời thì mưa, đường thì hẹp, một bên là suối, một bên là vách núi, đồi, chỉ sợ đang đi nó lở đá là đời theo gió mây!
10 sáng, sau khi đến nơi mọi người đội mưa vào hội trường của đồn biên phòng 547, tuy trời mưa nhưng đúng là không khí của cuộc gặp gỡ rất ấm áp và gần gũi!

buổi giao lưu diễn ra thật đầm ấm, ca sĩ bất đắc dĩ là chị Hương đóng góp một tiết mục

Dù có hơi chút trục trặc kí thuật về âm thanh nhưng bản song ca: tình ca tây bắc của anh Minh và một chi ca sĩ thực thụ của sở chỉ huy biên phòng tỉnh nghệ an vẫn thành công!

Ấn tượng nhất là bông hoa của núi rừng nhưng lại rất xinh xắn kiểu con ngươi hiện đại ( Vi thị kim Nhung - sinh viên năm thứ 3 của trường đại học văn hóa hà nội ) :D

sau khi giao lưu văn nghệ mọi người đi giao lưu rượu ( may mà mình uống không kém lắm chứ không chắc mình phải nằm về nhà, mấy anh biên phòng uống thật là khủng khiếp).
Buổi chiều đi xuống bản để khám chữa cho gia đình chính sách ( dù thấy nó hơi bôi bác vì là thí điểm)
Hình ảnh chụp tại nhà văn hóa cộng đồng và cũng là nhà làm việc của ủy ban xã Nậm Càn.


và cuối cùng là tấm ảnh đáng giá nhất chuyến đi

Khi đi về xe còn bị cảnh sát giao thông bắt vì thiếu giấy tờ nhưng mọi chuyện đều đã qua nhanh khi có giám đốc công anh tỉnh Nghệ An can thiệp! :D
cũng vì vụi giải cứu này mà hôm sau cả đoàn đã có một buổi giao lưu ngoài kế hoạch vơi sở chỉ huy biên phòng tỉnh nghệ an sau khi đi về quê bác tham quan!
một chuyến đi tuy vất vả nhưng đầy ý nghĩa! ->Read More...

Biên giới đón chờ


Sắp đến h lên đường đi Nghệ An theo một cái quyết định củ chuối của khoa!cơ khổ mình có bao h tham gia các hoạt động đoàn thể đâu cơ chứ. Một thằng mới ra trường bắt đi khám chữa cho một lô người, đời lắm chuyện hài thật :D


bien gioi


thôi không sao, dù gì cũng là một chút cống hiến của tuổi trẻ dù cái đó từ trước tới nay vốn chẳng có trong từ điển của mình. Đi đến biên giới chợt nhớ một bài hát về biên giới rất hay, nghe đầy ý nghĩa!


Hãy lắng nghe : hát về anh!





Một ba lô cây súng trên vai,
người chiến sĩ quen với gian lao,
ngày dài đêm thâu vẫn có những người lính trẻ,
nặng tình quê hương canh giữ miền đất mẹ.

Rừng âm u mây núi mênh mông.
Ngày nắng cháy, đêm giá lạnh đầy.
Rừng mờ sương khuya bóng tối quân thù trước mặt,
nặng tình non sông anh dâng tròn tuổi đời thanh xuân.


ÐK:



Cho em thơ ngủ ngon và vui bước sớm hôm đến trường
Cho yên vui mùa xuân đôi lứa còn hẹn hò ước mơ
Ðã có những hy sinh khó nói hết bằng lời
nên đọng lại trong tôi những nghĩ suy.

Cho em tôi bài ca về người chiến sĩ nơi tuyến đầu.
Nơi biên cường rừng sâu anh âm thầm chịu đựng gió sương.

Dẫu có những gian lao dẫu có những nhọc nhằn
mang trong trái tim anh trọn niềm tin.
Xin hát mãi về anh người chiến sĩ biên cương
Xin hát mãi về anh người chiến sĩ biên cương.

->Read More...

tổng kết kháng sinh - nhóm betalactam





    1. Nhóm beta lactam:



    1. Cơ chế chung: các thuốc thuộc nhóm này đều  có cơ chế chung là ức chế tổng hợp peptidoglycan là một mucopeptid của thành phần tế bào qua đó làm ức chế quá trình tạo vỏ và nhân lên của Vk, do cơ chế này nên nó tác động chủ yếu lên Vk Gr (+),( có vỏ) và một số vi khuẩn GR (-).

    2. Chỉ định: các viêm nhiễm gây ra do vi khuẩn gram (+) và một số VK gr (-).

    3. Tác dụng phụ: quan trọng nhất là gây dị ứng, đa số các thuốc thuộc nhóm này đều có khả năng gây dị ứng. Nhưng dị ứng không chéo không cao trong các thuốc thuộc nhóm, nếu dị ứng với 1 loại penicillin sẽ dị ứng với tât cả các penicillin  khác nhưng chỉ có 10% là sẽ dị ứng với các cephalosporin, … các kháng sinh thuộc nhom này phải Test trước khi tiêm.

    4. Các thuốc trong nhóm Penicillin

      1. Benzylpenicillin: Penicillin G, Procaine penicillin, benzathine penicillin, benethamin penicillin G: quan trọng nhất là 2 thuốc  được tô đậm, là các kháng sinh hấp thu chậm,  Dùng điều trị các  loại vi khuẩn Gr(+) là chính, các VK  mà nó có thể tác động lên gồm: liên cầu ( nhóm gây tan máu beta) các phế cầu và tụ cầu ( không tiết penicilinase) ; trên Vk Gr(-) thì nó có thể tác dụng lên trực khuẩn Than, lậu cầu, bạch hầu và hoại thư sinh hơi. Thấm kém vào xương và màng não ( trừ khi viêm) .  Là nhóm lành tính ít độc. Chủ yếu  dung con đường tiêm bắp sâu và, liều dung cho người lớn là 0.6-2.4g/ngày có thể lên đến 14.4g/ngày tùy tình trạng. hay dung trong các bệnh giang mai, lậu, thấp tim, vv…

      2. Phenoxypenicillin: Penicillin V, dung cho nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm họng, dự phòng thấp khớp cấp tái phát

      3. Menicillin M:  thế hệ đầu tiên là Methicillin, sau đó là oxacillin và cloxacillin, đều là những KS có khả năng kháng lại penicillinase của tụ cầu và là những KS chống tụ cầu hang đầu. Nó có phổ tác dụng tương tự như penicillin G.

      4. Penicillin A: là penicillin có phổ rộng với phổ tác động lên cả Gr(+) và GR (-) gồm ampicillin và amoxicillin. Phổ tác dụng lên Gram (+) tương tự pen G, còn trên Gram (-) nó có thể tác dụng lên salmonella, E.Coli, Shigella.

      5. 2 nhóm ít được nhắc đến là Carboxypenicillin ( carbenicillin và ticarcillin) và Ureidopenicillin (Azlocillin, mezlocillin, piperacillin – có phổ tác dụng rộng)

      6. Nhóm carbapenem: có 3 thuốc là Imipenem, meropenem và ertapenem. Imipenem là thuốc đầu nhóm, bị chuyển hóa qua thận bởi enzyme dehydropeptidase I, nên nó được dung với chất ức chế enzym này là cilastatin. Meropenem là thế hệ tiếp theo, nó không bị chuyển hóa ở thận bởi dehyropeptidase, nên tác dụng mạnh hơn. Là một nhóm kháng sinh có phổ rộng và tác dụng mạnh lênVK gram âm, chủ yếu dung điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện: Proteus, Escherichia coli, Klebsiella, Proteus, Providencia, Salmonella, Serratia, Shigella, and Yersinia, là chọn lựa hàng đầu chống trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). Liều dùng của imipenem từ 1-2g/ngày chia nhỏ cách nhau 4-6 h, liều tối đa là 4g/ngày.




    Liều  trong suy thận.
    Liều Imipenem nên được giảm ở bệnh nhân suy thận; tại Vương quốc Anh, sau đây là những đề nghị tối đa liều tiêm tĩnh mạch  dựa trên creatinin thanh thải tại cầu thận (CC):
    CC:  31 đến 70 mL / phút: 500 mg mỗi 6 đến 8 giờ
    CC:  21 đến 30 ml / phút: 500 mg mỗi 8 đến 12 giờ
    CC:  6 đến 20 ml / phút: 250 mg (hoặc 3,5 mg / kg, tùy theo điều kiện nào là thấp hơn) mỗi 12 giờ hoặc có thể là  500 mg mỗi 12 giờ
    CC 5 ml / phút, hoặc ít hơn: chỉ được cho Imipenem nếu  bệnh nhân có lọc máu trong vòng 48 giờ sau khi dung thuốc.




      1. Các chất ức chế beta lactamase: các thuốc thuộc nhóm này chủ yếu kết hợp với các  thuốc khác để tăng hiệu quả tác dụng , gồm có : acid clavulanic và sulbactam.



    1. Các thuốc nhóm Cephalosporin:

      1. Thế hệ I: cephalothin, cefazolin, cephalexin, cefaclor, cefaridin….: có tác dụng chống các vi khuẩn gram dương tốt kể cả loại sản xuất ra beta lactamase nhưng tác dụng lên gram âm kém nhất là HI. chỉ dịnh cho các nhiểm khuẩn hô hấp, tai mũi họng…. Liều được cho là 1g/ngày ở ngườ lớn chia 2-4 lần.

      2. Thế hệ II: Cefuroxim, cefamandole, cefoxitin, cefuroxim acetyl, cefotetan….có tác dụng chống VK gram âm tốt hơn thẻ hệ 2 nhưng kém thế hệ 3. Tác dụng tốt với các nhiểm khuẩn do H.I, Nesseria gonorrheae, bệnh Lyme… liều dung cho Nk hô hấp nhẹ là 250mg/lân x 2 lần/ngày, nếu  nặng thì gấp đôi.

      3. Thế hệ III: Cefotaxim, cefoperazone, ceftriaxone, ceftizoxime, ceftazidim, moxalactam, cefixime, latamocef,…có tác dụng chống Vk gram âm như các loại trực khuẩn gram âm đường ruột, các VK kị khí và trực khuẩn mủ xanh nhưng tác dụng lên gram dương kém hơn nhất là với tụ cầu. Liều dung trung bình khoảng 1g/ngày, nếu nặng có thể tăng lên tới 2-4g/ngày.

        1. Ceftriaxone (rocephin): dung trong các nhiễm khuẩ nặng như nhiễm khuẩn huyết và các nhiễm khuẩn thần kinh vì nó thấm vào màng não tốt hơn các cepha 3 khác. được dung như một kháng sinh dự trữ để điều trị viêm màng não do Streptococus pneumonia.

        2. Ceftazidim được dung để điều trị trực khuẩn mủ xanh và bệnh melioidosis ( do whitmore), nó thấm tốt vào đường hô hấp nên hay được chỉ định trong nhiểm khuẫn hô hấp. Ngoài ra nó cũng thấm tốt vào đường tiết niệu.

        3. Cefoperazone ( hay dung kết hợp với sulbactam), nó thấm tốt vào đường mật nên hay dùng trong các nhiểm khuẩn gan mật.



      4. Thế hệ IV: cefepime ít dung vì tỉ lệ kháng thuốc khá cao.













->Read More...

nhạc vàng - Như Quỳnh!

mới lượn trên net kiếm được một album của Như Quỳnh nhạc rất nhẹ nhàng, buồn kiểu nhạc vàng!



teleport về blog để rỗi thì nghe vậy :D






->Read More...

biết điểm thi tốt nghiệp!

mới biết điểm thi tốt nghiệp hôm qua, 6 năm trường Y cũng xong, không ngờ tổ mình nhiều đứa kiếm được bằng khá như vậy, hơn 10 đứa bằng khá, cũng mừng cho chúng nó, chúng nó có điều kiện thi nội trú, sau này mình có người mà nhờ vả :D
Cũng lâu lâu mới quen được thói quen ngủ sớm dậy sơm, không bị mê mệt khi phải ngủ muộn dậy muôn nữa! cuộc sống đúng là khó khăn, ra trường thấy mất phương hướng, muốn tranh thủ kiếm chút kiến thức thêm nhưng mà cũng khó quá!
Ra trường, không thi thố gì thêm mà đi kiếm việc như mình đúng là bạn bè nhiều đứa không hiểu, thôi biết vậy cuộc sống là cuộc sống biết làm thế nào được!
nhìn cuộc sống hối hà tấp nập thấy mình nhỏ bé quá! thôi nghe một bài hát để thêm chút quyết tâm lao vào cuộc sống nào!

và đây là money money money by ABBA:

->Read More...