Mấy hôm trước chán windoze nên moi cái điã leopard để trong đống điã từ lâu lắm rồi ra thử ! Đưa điã vào thấy boot ngon mới tự nhủ ! Cài thử phát xem nào ! Hí hoáy một hồi thằng bé chợt thấy cái hdd vốn chia thang 6 phân vùng ngay ngắn chợt thành một cục duy nhất 120GB, giật mình thằng bé chạy bổ đi
mua cái điã hiren boot với hi vọng cứu vãn chút dữ liệu ! Nhân tiện kiếm luôn cái điã windoze 7 về định không được mac thì cài nó !
Mang điã hiren về sau khi hì hục chán không lấy lại được dữ liệu , chán nản thằng bé quyết định cài Mac! Lần ddauf tiên cài xong boot vào bị lỗi " still waiting for root device " thằng bé bó tay! Loay hoay một hồi mang cái điã U ra để live CD rồi vào mạng, đọc một hồi , chạy cái điã leopard rồi chạy mấy dòng lệnh thì boot được ! Vào mạng tốt nhưng VGA không chuẩn và không có tiếng ! Lại hì hục mấy ngày liền để mần mò vẫn chưa thấy kết quả ! Hic chán quá chẳng nhẽ lại bỏ cuộc hic hic :((
Cuối cùng thì thằng bé cũng phải bỏ cuộc chứ không làm gì được! Mình không có duyên với MAC rồi :(
......
--
Sent from my mobile device
->Read More...
Tổng kết kháng sinh - Nhóm quinolone
1. Có thể chia các quinolon thành 4 nhóm.
Các quinolon thế hệ 1: (acid nalidixic và cinoxacin) chỉ được dùng trong diều trị nhiễmtrùng đường tiết niệu không biến chứng. Hiện nay việc sử dụng những thuốc này bị hạn chếdo vi khuẩn kháng thuốc.
Các quinolon thế hệ 2: hay fluoroquinolon, đặc trưng bởi việc thêm nguyên tử fluorinvào cấu trúc quinolon. Các thuốc thếhệ 2 gồm ciprofloxacin, enoxacin, grepafloxacin, lomefloxacin, norfloxacin và ofloxacin. Các thuốc này có dược lực học tiến bộ hơn thuốc thế hệ đầu và có tác dụng chống nhiều loại vi sinh vật gây nhiễm trùng. Các thuốc thế hệ 2 biểu hiện hoạt tính chống gram âm và tác dụng toàn thân. So với các quinolon thế hệ 1, các fluoroquinolon có khá ít tác dụng phụ, và vi khuẩn không nhanh chóng kháng thuốc. Việc sử dụng trên lâm sàng bao gồm nhiễm trùng tiết niệu và viêm đài bể thận khôngbiến chứng và có biến chứng, bệnh lây qua đường tình dục (STD), viêm tuyến tiền liệt,nhiễm trùng da và mô mềm. Norfloxacin là thuốc đầu tiên thuộc nhóm này có thời gian bán thải ngắn nhất trong số các fluoroquinolon hiện có.Nói chung thuốc được dành để điều trị nhiễm trùng tiết niệu vì thuốc có sinh khả dụng đường uống kém. Norfloxacin có ở dạng uống và dạng tra mắt. Ciprofloxacin là fluoroquinolon có hiệu lực chống Pseudomonas aeruginosa mạnh nhất. Tuy nhiên, nhiều chủng Ps. aeruginsa và Serratia marcescens đã kháng ciprofloxacin. Ciprofloxacin cũng xâm nhập tốt vào xương, do đó thuốc có thể thay thế cho các kháng sinh không dùng đường uống để điều trị viêm xương tủy do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Enoxacin tác động mạnh nhất đến chuyển hóa gan của các thuốc khác. Gatifloxacin, lomefloxacin và moxifloxacin có thời gian bán thải dài nhất nhóm và có thể uống 1 lần/ngày. Ofloxacin là thuốc được bài xuất nguyên vẹn qua thận nhiều nhất.
Ofloxacin cũng là fluoroquinolon thế hệ 2 có tác dụng nhất chống Chlamydia trachomatis. Ofloxacin cũng có tác dụng chống Staphylococcus aureus mạnh nhất nhóm, mặc dù nên thận trọng khi dùng các fluoroquinolon thế hệ 2 trong điều trị vi khuẩn này. Ciprofloxacin và ofloxacin là những fluoroquinolon được sử dụng rộng rãi nhaát vì có chỉ định rộng và có ở cả dạng uống, tiêm tĩnh mạch và tra mắt. Ofloxacin còn có ở dạng thuốc nhỏ tai để điều trị viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Grepafloxacin khoâng sử dụng do khả năng gây tác dụng phụ tim mạch nặng.
Các quinolon thế hệ 3: bao gồm gatifloxacin, levofloxacin, moxifloxacin và sparfloxacin. Levofloxacin là đồng phân levo và là thành phần hoạt động hơn của hỗn dược ofloxacin triệt quang. Các quinolon thế hệ 3 có hoạt phổ rộng chống vi khuẩn gram dương, đặc biệt là chống Streptococcus pneumoniae nhạy cảm và kháng penicillin, và một số tác nhân gây bệnh không điển hình như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae. Các thuốc thế hệ 3 cũng có phổ gram âm rộng nhưng tác dụng chống Pseudomonas kém ciprofloxacin. Chỉ định lâm sàng bao gồm viêm phổi cộng đồng, viêm xoang cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn. Gatifloxacin cũng được cấp phép dùng điều trị nhiễm trùng tiết niệu và lậu. Cả gatifloxacin và levofloxacin đều có ở dạng uống và tiêm tĩnh mạch. Levofloxacin còn có ở dạng nhỏ mắt để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn.
Các quinolon thế hệ 4: bao gồm trovafloxacin, alatrofloxacin. Trovafloxacin là hoạtchất dùng đường uống, còn alatrofloxacin là tiền chất của trovafloxacin được dùng đường tĩnh mạch. Trovafloxacin có tác dụng rõ rệt chống vi khuẩn kị khí trong khi vẫn giữ được hoạt tính chống gram âm và gram dương của các quinolon thế hệ 3. Thuốc cũng có tác dụng chống Pseudomonas tương đương ciprofloxacin. Trovafloxacin cũng có tác dụng chống những vi khuẩn kháng thuốc như Streptococcus pneumoniae kháng penicillin. Nồng độ trovafloxacin trong huyết thanh tương đương với nồng độ sau khi sau khi tiêm tĩnh mạch alatrofloxacin hoặc uống trovafloxacin. Trovafloxacin được giới hạn sử dụng do thuốc có thể gây những tác dụng phụ nặng trên gan.
2. Dược động học
Các quinolon được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, bài thải chủ yếu qua đường tiết niệu ở dạng còn hoạt tính tạo độ an toàn cao với hệ tiết niệu. Vào tủy xương và dịch não tủy thấp. Sử dụng đường tiêm: điều trị những bệnh ở ruột non do thuốc có chu kỳ gan-mật-ruột. Sử dụng đường uống vừa điều trị nhiễm trùng đường ruột vừa điều trị nhiễm trùng toàn thân vì tỷ lệ hấp thu trên 80%. Thuốc không bài thải qua sữa nhưng qua được trứng. Thuốc không được các cơ quan dự trữ lâu trong cơ thể.
Các quinolon thế hệ 1phân bố kém ở các mô, được đào thải chủ yếu qua thận với một phần ở dạng có hoạt tính.
Các quinolon thế hệ 2 được phân bố rất tốt ở mô, nhất là mô phổi, xương, tuyến tiền liệt, tai mũi họng… riêng norfloxacin phân bố ở mô kém hơn các fluoroquinolon khác. Pefloxacin được đào thải phần lớn qua mật.
3. tác dụng phụvà tương tác thuốc:
Các quinolon thế hệ 3, trừ levofloxacin, có thể làm khoảng QT kéo dài. Gatifloxacin, moxifloxacin và sparfloxacin bị chống chỉ định ở bệnh nhân đang dùng những thuốc kéo dài khoảng QT.
Một vấn đề cần chú ý với kháng sinh nhóm quinolon là chúng có khả năng gắn với các cation hóa trị hai và hóa trị ba ở những mức độ khác nhau, là vấn đề cũng gặp khi dùng tetracyclin. Các chất chống acid, sắt bổ sung, và ngay cả các vitamin cùng với muối khoáng như kẽm và calci có thể gắn và làm giảm tới 90% sinh khả dụng đường uống của kháng sinh quinolon. Sắp xếp giờ uống thuốc sẽ ngăn ngừa sự gắn kết trong dạ dày. Ngoài ra, thầy thuốc không nên bỏ qua những thuốc có chứa cation hóa trị 2 và hóa trị 3. Ví dụ, sucralfat có chứa ion nhôm và gắn với ciprofloxacin. Viên didanosin chứa những chất đệm có ion nhôm và magiê. Sinh khả dụng của ciprofloxacin và norfloxacin giảm khi uống những thuốc này cùng với didanosin.
Các thuốc kháng acid làm giảm hấp thu các quinolon
Phần lớn các quinolon làm tăng hoạt tính của thuốc chống đông máu.
Cimetidine làm giảm chuyển hóa các quinolon( nhất là pefloxacin) và làm tăng thời
gian bán thải.
Hiệu lực của các quinolon ở đường tiểu bị giảm khi sử dụng các chất acid hóa nước tiểu và gia tăng khi dùng các chất kiềm hóa nước tiểu.
Có hai điều cần chú ý khi dùng các kháng sinh này. Do đã thấy những dị dạng sụn ở động vật non dùng quinolon ở liều lớn gấp nhiều lần liều dùng cho người, nên người ta khuyên không dùng thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nói chung, không nên dùng thuốc cho trẻ em, mặc dù nhiều trẻ dùng fluoroquinolon không bị tổn thương sụn. Người ta cũng chú ý tới tình trạng đứt gân có liên quan tới những liệu trình quinolon ngắn ngày. Bệnh nhân dùng quinolon nên tránh tập nặng trong khi điều trị và một vài tuần sau khi ngừng thuốc.
Liều dùng của một số thuốc phổ biến:
- Ciprofloxacin: điều trị các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, Nk đường hô hấp (trù nhiễm khuẩn do phế cầu), NK xương khớp, Nk huyết, viêm màng não do não mô cầu.liều dùng từ 250-750mg/lần x 2 lần/ngày tùy tình trạng mà có thể dùng từ 2-10 ngày.
- Ofloxacin: Nk tiêt tiết niệu, Nk da và mô mềm, NK tiểu khung… liều thường là 200-400mg/lần x 1 lần/ngày, nếu tình trạng nặng có thể tăng lên 2 lần/ngày. liều chung cho cả đường uống và tiêm.
- Levofloxacin: liều 250mg/ngày duy nhất một liều trong 3 ngày, giảm liều ở suy thận như sau: Mặc dù ban đầu liều (xem) sẽ không thay đổi ở bệnh nhân suy thận, các liều levofloxacin nên được điều chỉnh.
Tại Vương quốc Anh, sau đây là liều được khuyến khích theo creatinin thanh thải tại cầu thận (CC):
TS 20 đến 50 ml / phút: liều được chia đôi ( bớt đi một nửa).
TS 10 đến 19 mL / phút: các liều được giảm đến một phần tư của liều thuốc đạt tiêu chuẩn (của một regimen 250 mg hàng ngày nên được giảm đến 125 mg mỗi ngày khác)
CC ít hơn 10ml / phút: (bao gồm cả chạy thân nhân tạo và lọc màng bụng): tiêu chuẩn của liều 250 mg hay 500 mg / ngày là giảm đến 125 mg mỗi 48 hoặc 24 giờ tương ứng
Ở Mỹ, sau đây là liều thuốc được đề nghị sửa đổi, bổ sung:
Sau khi ban đầu là một liều 750 mg / ngày,
TS 20 đến 49 mL / phút: liều là 750 mg mỗi 48 giờ
CC lên đến 19 mL / phút: (bao gồm cả chạy thân nhân tạo và lọc màng bụng): các liều là 500 mg mỗi 48 giờ
Sau khi ban đầu là một liều 500 mg / ngày,
TS 20 đến 49 mL / phút: các liều là 250 mg mỗi 24 giờ
CC lên đến 19 mL / phút (bao gồm cả chạy thân nhân tạo và lọc màng bụng): các liều là 250 mg mỗi 48 giờ
Sau li ều đầu là liều 250 mg / ngày,
TS 10 đến 19 mL / phút: liều là 250 mg mỗi 48 giờ
->Read More...
Em đã xa tôi!
mình vẫn nhớ như in từng giai điệu của bài hát mà hồi năm thứ 4 trong đợt sốt xuất huyết gần chết , gần một tuần liền không ăn uống được gì, chỉ uống được tí sữa cầm hơi, sốt liên miên, người nóng như hòn than, nằm một mình trong căn phòng mà mấy ông hàng xóm bảo: mày nằm trong đó có khi chết thối xác cũng chẳng có ai biết! uh thì đúng là thế rồi,có ai biết mình nữa đâu!
bản nhạc soạn cho guitar và vilon hòa tấu cùng dàn nhạc, thực sự khi đó mình không hề biết lời bài hát này, chỉ là một bản nhạc không lời nhưng thực sự nghe nó mình thấy rất buồn và hợp tâm trạng.
trên nền âm thanh acoustic của nhạc nền là tiếng guitar nilon trầm ấm xen lẫn tiếng vilon sắc lạnh cao vút, nghe giống như một cuộc đối thoại giữa một nam và một nữ trong thời điểm chia tay, khi mà mỗi người sẽ đi về một hướng, để lại sau lưng những ngày tươi đẹp!
Đó là những gì mà mình có thể cảm nhận được trong thời điểm đó, sau này khi đã tìm được lời bài hát đó mình mới thực sự thấy nó buồn làm sao! hôm nay trong một đêm lạnh mùa đông chợt nhớ về một bài hát buồn, một bản nhạc buồn mình lại muốn ghi một chút cảm nhận, một chút hoài cảm về một điều đã trôi qua! ôi những ngày mưa lạnh mùa đông thật buồn :(
Em Đã Xa Tôi
Tác giả: Trần Quang Lộc
Thắp cho tình một hàng nến trong tôi
Cháy trong hồn từng sợi nhớ đơn côi
Ngày nào em đã đến
Giọng cười làm tôi ngất ngây ...
Phấn hương nồng của ngày tháng bên nhau
Đã xa rồi chỉ còn phút đau thương
Tình giờ xa hun hút bỏ lại dòng sông xưa rồi đi mãi
Để đời tôi hát hoài bài tình ca mất người
Nuôi chút hương tàn chiều lại chiều lang thang trên con phố ngất ngư
Đã không còn nghe được tiếng yêu xưa
Cố yêu người ru tình mãi trong tôi
Nhìn chiều về hấp hối tôi lặng nhìn dòng sông trôi
->Read More...
Lại trực tiếp !
Sáng trời mưa tầm tã ! Nằm trong chăn ngó cái berryweather chán không buồn đi lam! Lấy hết can đảm ra khỏi nhà lao vào làn mưa nặng hạt để ddens viện! Hôm nay nó có buổi trực ! Mọi việc buổi sáng diễn ra một cách củ chuối như nó vẫn thế ! Bọn X-quang chết tiệt làm mình thấy muốn đấm cho nó mấy cái bút vào mặt ! Trưa ăn cơm muộn , cũng cố nghỉ một chút trước khi giao ban buổi chiều ! Ngồi trong phòng bác sĩ
ngắm mưa thấy lòng lành lạnh , thấy chống chếnh thật khó tả!
Cảm giác chênh vênh đó mình cũng không hiểu là do đâu, do mấy cái cơn chóng mặt của mình gần đây hay là do nỗi buồn gây ra nữa ! Mình cung không hiểu !Cũng được an ủi một chút: hôm nau mình có 3 bệnh nhân ổn
định ra viện :)
có lẽ trong tuần thì ngày thứ 6 là ngày mà nó cảm thấy nhẹ nhõm nhất, không phải vì sau hôm đó nó được nghỉ mà là ngày đó là ngày mà bệnh nhân được ra viện nhiều nhất! thấy bệnh nhân được ra viện, hết hay ít ra cũng bớt bệnh tật nó cũng cả thấy vui! một niềm vui không tên, khó định nghĩa! niềm vui của một niềm tự hào được thỏa mãn! niềm vui là nó đã giúp được ai đó bớt bệnh tật, làm dịu đi được cái đau của ai đó!
Save me - jimmy zero :D
Haizzzz.... ! Đúng là cuộc đời ......
--
Sent from my mobile device ->Read More...
ngắm mưa thấy lòng lành lạnh , thấy chống chếnh thật khó tả!
Cảm giác chênh vênh đó mình cũng không hiểu là do đâu, do mấy cái cơn chóng mặt của mình gần đây hay là do nỗi buồn gây ra nữa ! Mình cung không hiểu !Cũng được an ủi một chút: hôm nau mình có 3 bệnh nhân ổn
định ra viện :)
có lẽ trong tuần thì ngày thứ 6 là ngày mà nó cảm thấy nhẹ nhõm nhất, không phải vì sau hôm đó nó được nghỉ mà là ngày đó là ngày mà bệnh nhân được ra viện nhiều nhất! thấy bệnh nhân được ra viện, hết hay ít ra cũng bớt bệnh tật nó cũng cả thấy vui! một niềm vui không tên, khó định nghĩa! niềm vui của một niềm tự hào được thỏa mãn! niềm vui là nó đã giúp được ai đó bớt bệnh tật, làm dịu đi được cái đau của ai đó!
Save me - jimmy zero :D
Remy Zero - Save Me (Album Version) .mp3 | ||
| ||
Found at bee mp3 search engine |
--
Sent from my mobile device ->Read More...
nặng nề! :(
Buổi sáng đến sau khi sếp mắng một trận tơi bời, yêu cầu viết bản tường trình vì theo dõi bệnh nhân nặng lên mà không báo sếp! thấy hơi thất vọng về bản thân dù đó cũng không hẳn là lỗi của mình! Mắng xong lại ôm bệnh án nhào ra buông bệnh gần một chục bệnh nhân nặng nhẹ, dễ khó đều đủ cả! khám bệnh nhân, giải thích bệnh tình cho từng người, cho thuốc hôm sau, hội chẩn bệnh nhân khó, xử lí bệnh nhân diễn biến đến 12h15 chưa xong việc, bụng đói cồn cào vì sáng chẳng ăn gì, cố gắng làm nốt cho xong việc đến 12h30 cuối cùng cũng được ăn một ít cơm. 12h50 thì ăn xong đến 13 lại giao ban buổi chiều lại tiếp tực sông việc buổi chiều lại còn tranh thủ viết cái bản tường trình, nhận mình có sai xót nhưng thực sự chưa hiểu mình sai ở đâu cả!Thây kệ cứ viết vậy!tối về muộn, giặt xong quần áo, tắm vội vàng vì nước quá lạnh rồi ra quán làm một đĩa cơm vì sợ hàng cớm đóng cửa về nhà phơi quần áo xong pha một ấm trà, tự an ủi mình cần cố gắng thoát khỏi những lo toan thoát khỏi mệt mõi nhưng nào có ăn thua gì đâu! Muốn tìm lại cái gì đó là con người mình nhưng đã quyên đi hay dã ngủ yên, một sự cao ngạo ngày xưa vẫn thường trực, một tinh thần đấu tranh nhưng nó vẫn ở đâu đó mà mình chưa tìm lại được, mình vẫn lạc lối chăng :(
->Read More...
giọt đắng!
Offline forum xong trời cũng vừa tối. hơn 8h 30 tối mọi người tản mạn ra về, với mình đó là một phần của cuộc sống mà mình thích, nó là đam mê, là một phần tinh thần của mình. Forum giờ đã là một gia đình của mình, mọi người sống với nhau vui vẻ hòa đồng cùng chung đam mê cùng chia sẻ vui buồn!
Đi về đến cây xăng trong lúc trả tiền có người bảo: sao cái ảnh này anh bảo bỏ mà chưa bỏ! câu hỏi có chút trách móc!
Phải rồi sao mình vẫn chưa bỏ nhỉ! Nó dáng bỏ lâu rồi mà, cái người mình thỉnh thoảng còn nhớ đó đã là quá khứ, có thể con người còn đó nhưng con người mình yêu đã không còn, người dám đạp bỏ những điều không hay để chơi với mình đâu còn nữa! Mình sẽ phải bỏ cái ảnh đó đi thôi, đó là một kỉ niệm đẹp nhưng buồn, cứ bám lấy nó sẽ làm cho người khác buồn và đó cũng là điều không công bằng, sẽ làm người khác tổn thương!
Từ bến xe bus đi hơn 5km về nhà trong khôgn khí lanh dần buổi đêm đông, lất phất là mưa phùn, không quá nặng hạt nhưng cũng đủ làm cái lạnh dường như càng lạnh hơn, thấm dần vào trong cõi lòng người! Nước mưa đọng đầy trên 2 mắt kính cận 4,5 diop, mọi vật nhòe đi trong ánh đèn xe và đèn đường, chút men trong người không đủ làm tâm trí say mà dường như chỉ làm tâm hồn thêm nhạy cảm hơn, dễ buồn hơn! Lại về căn phòng nhỏ với cái máy tính chứa bao vui buồn, cuộc sống của mình có lẽ quá đơn giản so với tâm lí phức tạp của mình! Một chút men làm mình cảm thấy thèm một vòng tay ấm áp biết bao, thèm có người pha cho một cốc trà nóng, thậm chí thèm một ai đó chịu ngồi nghe mình chơi một bản nhạc khi mình có chút rươu trong máu nhưng cuối cùng vẫn chỉ có mình với căn phòng lạnh lẽo ở một nơi heo hút xa lắc chẳng có ai quen thân!
Hic mà mình sao lại nghĩ linh tinh thế, trước đến nay vẫn thế cơ mà nhỉ. Mình vẫn uống rượu còn say hơn rồi về nhà vẫn một mình, tự pha trà uống, tự đàn tự nghe đấy thôi! Cuộc sống phức tạp nhưng dường như con người còn phức tạp hơn nhiều, cảm xúc càng phức tạp hơn không ai có thể hiểu và kiểm soát được ngay cả với một người vốn sống đầy lí trí như mình! Thôi thây kệ, cảm xúc rồi sẽ qua, cà phê đã pha xong, Giọt đắng của Bức tường cũng sẵn sàng
->Read More...