Tổng kết kháng sinh - Nhóm quinolone




1. Có thể chia các quinolon thành 4 nhóm.
Các quinolon thế hệ 1: (acid nalidixic và cinoxacin) chỉ được dùng trong diều trị nhiễmtrùng đường tiết niệu không biến chứng. Hiện nay việc sử dụng những thuốc này bị hạn chếdo vi khuẩn kháng thuốc.
Các quinolon thế hệ 2: hay fluoroquinolon, đặc trưng bởi việc thêm nguyên tử fluorinvào cấu trúc quinolon. Các thuốc thếhệ 2 gồm ciprofloxacin, enoxacin, grepafloxacin, lomefloxacin, norfloxacin và ofloxacin. Các thuốc này có dược lực học tiến bộ hơn thuốc thế hệ đầu và có tác dụng chống nhiều loại vi sinh vật gây nhiễm trùng. Các thuốc thế hệ 2 biểu hiện hoạt tính chống gram âm và tác dụng toàn thân. So với các quinolon thế hệ 1, các fluoroquinolon có khá ít tác dụng phụ, và vi khuẩn không nhanh chóng kháng thuốc. Việc sử dụng trên lâm sàng bao gồm nhiễm trùng tiết niệu và viêm đài bể thận khôngbiến chứng và có biến chứng, bệnh lây qua đường tình dục (STD), viêm tuyến tiền liệt,nhiễm trùng da và mô mềm. Norfloxacin là thuốc đầu tiên thuộc nhóm này có thời gian bán thải ngắn nhất trong số các fluoroquinolon hiện có.Nói chung thuốc được dành để điều trị nhiễm trùng tiết niệu vì thuốc có sinh khả dụng đường uống kém. Norfloxacin có ở dạng uống và dạng tra mắt. Ciprofloxacin là fluoroquinolon có hiệu lực chống Pseudomonas aeruginosa mạnh nhất. Tuy nhiên, nhiều chủng Ps. aeruginsa và Serratia marcescens đã kháng ciprofloxacin. Ciprofloxacin cũng xâm nhập tốt vào xương, do đó thuốc có thể thay thế cho các kháng sinh không dùng đường uống để điều trị viêm xương tủy do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Enoxacin tác động mạnh nhất đến chuyển hóa gan của các thuốc khác. Gatifloxacin, lomefloxacin và moxifloxacin có thời gian bán thải dài nhất nhóm và có thể uống 1 lần/ngày. Ofloxacin là thuốc được bài xuất nguyên vẹn qua thận nhiều nhất.
Ofloxacin cũng là fluoroquinolon thế hệ 2 có tác dụng nhất chống Chlamydia trachomatis. Ofloxacin cũng có tác dụng chống Staphylococcus aureus mạnh nhất nhóm, mặc dù nên thận trọng khi dùng các fluoroquinolon thế hệ 2 trong điều trị vi khuẩn này. Ciprofloxacin và ofloxacin là những fluoroquinolon được sử dụng rộng rãi nhaát vì có chỉ định rộng và có ở cả dạng uống, tiêm tĩnh mạch và tra mắt. Ofloxacin còn có ở dạng thuốc nhỏ tai để điều trị viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Grepafloxacin khoâng sử dụng do khả năng gây tác dụng phụ tim mạch nặng.
Các quinolon thế hệ 3: bao gồm gatifloxacin, levofloxacin, moxifloxacin và sparfloxacin. Levofloxacin là đồng phân levo và là thành phần hoạt động hơn của hỗn dược ofloxacin triệt quang. Các quinolon thế hệ 3 có hoạt phổ rộng chống vi khuẩn gram dương, đặc biệt là chống Streptococcus pneumoniae nhạy cảm và kháng penicillin, và một số tác nhân gây bệnh không điển hình như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae. Các thuốc thế hệ 3 cũng có phổ gram âm rộng nhưng tác dụng chống Pseudomonas kém ciprofloxacin. Chỉ định lâm sàng bao gồm viêm phổi cộng đồng, viêm xoang cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn. Gatifloxacin cũng được cấp phép dùng điều trị nhiễm trùng tiết niệu và lậu. Cả gatifloxacin và levofloxacin đều có ở dạng uống và tiêm tĩnh mạch. Levofloxacin còn có ở dạng nhỏ mắt để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn.
Các quinolon thế hệ 4: bao gồm trovafloxacin, alatrofloxacin. Trovafloxacin là hoạtchất dùng đường uống, còn alatrofloxacin là tiền chất của trovafloxacin được dùng đường tĩnh mạch. Trovafloxacin có tác dụng rõ rệt chống vi khuẩn kị khí trong khi vẫn giữ được hoạt tính chống gram âm và gram dương của các quinolon thế hệ 3. Thuốc cũng có tác dụng chống Pseudomonas tương đương ciprofloxacin. Trovafloxacin cũng có tác dụng chống những vi khuẩn kháng thuốc như Streptococcus pneumoniae kháng penicillin. Nồng độ trovafloxacin trong huyết thanh tương đương với nồng độ sau khi sau khi tiêm tĩnh mạch alatrofloxacin hoặc uống trovafloxacin. Trovafloxacin được giới hạn sử dụng do thuốc có thể gây những tác dụng phụ nặng trên gan.
2Dược động học
Các quinolon được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, bài thải chủ yếu qua đường tiết niệu ở dạng còn hoạt tính tạo độ an toàn cao với hệ tiết niệu. Vào tủy xương và dịch não tủy thấp. Sử dụng đường tiêm: điều trị những bệnh ở ruột non do thuốc có chu kỳ gan-mật-ruột. Sử dụng đường uống vừa điều trị nhiễm trùng đường ruột vừa điều trị nhiễm trùng toàn thân vì tỷ lệ hấp thu trên 80%. Thuốc không bài thải qua sữa nhưng qua được trứng. Thuốc không được các cơ quan dự trữ lâu trong cơ thể.
Các quinolon thế hệ 1phân bố kém ở các mô, được đào thải chủ yếu qua thận với một phần ở dạng có hoạt tính.
Các quinolon thế hệ 2 được phân bố rất tốt ở mô, nhất là mô phổi, xương, tuyến tiền liệt, tai mũi họng… riêng norfloxacin phân bố ở mô kém hơn các fluoroquinolon khác. Pefloxacin được đào thải phần lớn qua mật.
3. tác dụng phụvà tương tác thuốc:
Các quinolon thế hệ 3, trừ levofloxacin, có thể làm khoảng QT kéo dài. Gatifloxacin, moxifloxacin và sparfloxacin bị chống chỉ định ở bệnh nhân đang dùng những thuốc kéo dài khoảng QT.
Một vấn đề cần chú ý với kháng sinh nhóm quinolon là chúng có khả năng gắn với các cation hóa trị hai và hóa trị ba ở những mức độ khác nhau, là vấn đề cũng gặp khi dùng tetracyclin. Các chất chống acid, sắt bổ sung, và ngay cả các vitamin cùng với muối khoáng như kẽm và calci có thể gắn và làm giảm tới 90% sinh khả dụng đường uống của kháng sinh quinolon. Sắp xếp giờ uống thuốc sẽ ngăn ngừa sự gắn kết trong dạ dày. Ngoài ra, thầy thuốc không nên bỏ qua những thuốc có chứa cation hóa trị 2 và hóa trị 3. Ví dụ, sucralfat có chứa ion nhôm và gắn với ciprofloxacin. Viên didanosin chứa những chất đệm có ion nhôm và magiê. Sinh khả dụng của ciprofloxacin và norfloxacin giảm khi uống những thuốc này cùng với didanosin.
Các thuốc kháng acid làm giảm hấp thu các quinolon
Phần lớn các quinolon làm tăng hoạt tính của thuốc chống đông máu.
Cimetidine làm giảm chuyển hóa các quinolon( nhất là pefloxacin) và làm tăng thời
gian bán thải.
Hiệu lực của các quinolon ở đường tiểu bị giảm khi sử dụng các chất acid hóa nước tiểu và gia tăng khi dùng các chất kiềm hóa nước tiểu.
Có hai điều cần chú ý khi dùng các kháng sinh này. Do đã thấy những dị dạng sụn ở động vật non dùng quinolon ở liều lớn gấp nhiều lần liều dùng cho người, nên người ta khuyên không dùng thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nói chung, không nên dùng thuốc cho trẻ em, mặc dù nhiều trẻ dùng fluoroquinolon không bị tổn thương sụn. Người ta cũng chú ý tới tình trạng đứt gân có liên quan tới những liệu trình quinolon ngắn ngày. Bệnh nhân dùng quinolon nên tránh tập nặng trong khi điều trị và một vài tuần sau khi ngừng thuốc.
Liều dùng của một số thuốc phổ biến:
  1. Ciprofloxacin: điều trị các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, Nk đường hô hấp (trù nhiễm khuẩn do phế cầu), NK xương khớp, Nk huyết, viêm màng não do não mô cầu.liều dùng từ 250-750mg/lần x 2 lần/ngày tùy tình trạng mà có thể dùng từ 2-10 ngày.
  2. Ofloxacin: Nk tiêt tiết niệu, Nk da và mô mềm, NK tiểu khung… liều thường là 200-400mg/lần x 1 lần/ngày, nếu tình trạng nặng có thể tăng lên 2 lần/ngày. liều chung cho cả đường uống và tiêm.
  3. Levofloxacin: liều 250mg/ngày duy nhất một liều trong 3 ngày, giảm liều ở suy thận như sau: Mặc dù ban đầu liều (xem) sẽ không thay đổi ở bệnh nhân suy thận, các liều levofloxacin nên được điều chỉnh. 
Tại Vương quốc Anh, sau đây là liều được khuyến khích theo creatinin thanh thải tại cầu thận (CC):
TS 20 đến 50 ml / phút: liều được chia đôi ( bớt đi một nửa).
TS 10 đến 19 mL / phút: các liều được giảm đến một phần tư của liều thuốc đạt tiêu chuẩn (của một regimen 250 mg hàng ngày nên được giảm đến 125 mg mỗi ngày khác)
CC ít hơn 10ml / phút: (bao gồm cả chạy thân nhân tạo và lọc màng bụng): tiêu chuẩn của liều 250 mg hay 500 mg / ngày là giảm đến 125 mg mỗi 48 hoặc 24 giờ tương ứng
Ở Mỹ, sau đây là liều thuốc được đề nghị sửa đổi, bổ sung:
Sau khi ban đầu là một liều 750 mg / ngày,
TS 20 đến 49 mL / phút:  liều là 750 mg mỗi 48 giờ
CC lên đến 19 mL / phút: (bao gồm cả chạy thân nhân tạo và lọc màng bụng): các liều là 500 mg mỗi 48 giờ
Sau khi ban đầu là một liều 500 mg / ngày,
TS 20 đến 49 mL / phút: các liều là 250 mg mỗi 24 giờ


CC lên đến 19 mL / phút (bao gồm cả chạy thân nhân tạo và lọc màng bụng): các liều là 250 mg mỗi 48 giờ
Sau li ều đầu là liều 250 mg / ngày,
TS 10 đến 19 mL / phút: liều là 250 mg mỗi 48 giờ
->Read More...

0 comments: