Forum chết ngắc, học xong cũng muộn, chả xem kịp một bộ phim, lâu lâu hôm nay mình mới ngồi học nghiêm túc, học mà tắt sóng điện thoại để tập trong. Sau khi làm xong đề cương sẩn tốt nhgiệp mình biết là mình không bị mất đi khả năng học tập trung học cho tốt. Chỉ là dạo gần đây mình thấy học cũng nản vi chẳng có mục đích gì, định mệnh nó an bài mất rồi, cảm giác làm gì đó không có mục đích thật chẳng dễ chịu chút nào cả. Vậy mà mình phải chịu cái cảm giác đó từ năm thứ 4 rồi, cuộc sống mỗi ngừoi một hoàn cảnh, mỗi người một nỗi khổ, mình cũng chẳng biết phải làm gì ngoài chuyện cố gắng hết mức mong thay dổi nó nhưng có vẻ nó cũng chẳng mấy có kết quả.
Chạnh lòng một chút nhớ mối tình xưa khi nghe lại bản nhạc: "tôi đưa em sang sông", phải rồi, em đã ra đi dù chưa sang sông, nhưng nỗi buồn vẫn hiện hữu và trỗi dậy khi mình cô đơn với kỉ niệm!
Tôi đưa em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm Để thấm ướt chiếc áo xanh, và đẫm ướt mái tóc em Nếu xưa trời không mưa, đường vắng đâu cần tôi đưa Chẳng lẻ chung một lối về mà nở quay mặt bước đi
Tôi đưa em sang sông, bàn tay nâng niu ân cần Sợ bến đất lấm gót chân, sợ bến gió buốt trái tim Nếu tôi đừng đưa em, thì chắc đôi mình không quen Đừng bước chung một lối mòn, có đâu chiều nay tôi buồn
Rồi thời gian lặng lẽ trôi, Đời tôi là chiến binh đi khắp phương trời Mà đời em là ước mơ, Đẹp muôn ngàn ý thơ, như ngóng trông chờ
Hôm nao em sang ngang, bằng xe hoa thay con thuyền ? Giờ phút cuối đến tiễn em, nhìn xác pháo vướng gót chân Gót chân ngày xa xưa sợ lấm trong bùn khi mưa.. Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa
Hôm qua mới đi copy được 3 album bức tường định dạng flac về để nghe thử! Bận dọn dẹp cái máy tính nên cuối cũng muộn quá tận hơn 12 h đêm không dám nghe nhạc rock nữa, nghe lúc này dễ bị ném đá nên thôi!
Sáng nay, vừa copy nhạc vào máy vừa nghe thử album hay nhất của bức tường là tâm hồn của đá, ôi những âm thanh sâu và đầy đặn, đúng nghĩa lossless chứ không phải là loại MP3 128kb/s nghe mất hết cả những âm thanh hay của bản nhạc!
Vẫn là tâm hồn của đá hay bông hồng thủy tinh nhưng sao nghe âm thanh có chiều sâu đến vậy, tiếng guitar lead đanh thép cao vút trong trẻo chứ không rè rẻ. tiếng đánh saxo giòn tan và thánh thót! Đúng là sức mạnh của một định dạng nhạc chất lượng cao!
Từ trước tới nay mình đều nghe với nhạc MP3 mà thôi, nếu có CD thì cũng chỉ là CD lậu được in ra từ nhạc 128KB/s mà thôi, lần đầu nghe lại bức tường với lossless mang lại cho một cảm giác thật là khác biệt! Đầu tư cái ổ cứng 320GB là đúng đắn và nếu có điều kiện mình sẵn sàng đầu tư thêm nữa để có lossless nghe!
Chiều hôm nay tất cả khối Y6 đã bốc thăm chọn môn thi tốt nghiệp lâm sàng. Theo truyền thống thì các môn thuộc hệ ngoại sản đều là các môn học nhẹ nhàng mà kiếm điểm đều khá, các môn thuộc hệ nội nhi đều là các môn tử thần vì môn nội có thể bị đánh trượt nếu gặp " ác nhân", còn môn Nhi thỉ ít trượt hơn nhưng điểm thì thường chả cao gì cho cam.
14h30 chiều nay, cả đám Y6 đang chăm chăm hướng về chỗ bốc thăm môn thi trên hội trường lớn, tổ nào cũng cố gắng đưa ra kẻ có " bàn tay vàng" nhằm bốc lấy một slot ngoại hay sản để còn kiếm cái điểm tốt nghiệp lâm sàng khá một chút. Tổ mình cũng cử ra một tên có sổ đỏ nhât tổ để ứng chiến.
Tổ đầu tiên bốc được sản, cả bọn tổ 1 vỡ òa sung sướng, tổ 2 thì vào ngoại, cũng vui chán. Đến lượt tổ 3 là tổ mình, cả bọn chờ đợi trong cảnh tim đập chân run, cái tổ đã lừoi học lâm sàng và cũng lưởi cả lí thuyết mà lại bốc phải nội nhi chắc chết! và rồi may mắn đã đến, tổ mình bốc được môn sản, cả tổ vui mừng khôn siết, vậy là có thể thành thơi được một chút rồi. Tổ 4 bọn nó cũng bốc được sản thế là cả lớp A đều gặp may vì đều bốc được ngoại sản.
Nhìn bọn còn lại chia nhau các slot nội nhi mà thấy hơi ái ngại nhưng rồi cũng quên ngay vì cái ngày tổ mình thi vào khoa tiêu hóa khét tiếng thì chắc cũng chả có đứa nào nó thương bọn tổ mình đâu mà!
Có trách chỉ trách số phận sao tổ mình lại có đứa số đỏ thế thôi, nó chọn đúng 1 trong 2 slot sản trong mớ hỗn độn gồm 15 cái thăm may rủi!
Cuộc sống là thế, may mắn mới là quyết định, đức năng thắng tướng số chỉ là an ủi mà thôi!
Đêm nay là đêm trực cuối cùng của đời sinh viên Y, nhiều cảm xúc khó tả quá , bạn bè nhiều , nhớ như in cái ngày đầu tiên khing mình lếch thếch lên nhập học trường Y, bạn mới , đứa nào cũng ngơ ngơ nhìn nhau, những bộ mặt của những con mọt chỉ biết gặm nhấm sách vở lần đầu gặp những con mọt khác. Nhớ như in khi lần đầu tiên làm quen với cô bạn có bộ mặt dễ thương ấy ! Nhớ như in những buổi thực tập đầu tiên với nhau. Năm đầu tiên khi ai cũng nghĩ là người kia ngoan lắm cho nên ai cũng tỏ vẻ nai tơ , nhưng khi ma những con quỷ ở cùng với nhau thi trước sau gì nơi đó cũng sẽ trở thành ..... thiên đường mà thôi ! Chuyện gì đến cũng đến , từ năm thứ 2 trở đi mọi con người đã hiện nguyên hình ban đầu tổ 3 chúng ta đã trở thành một tổ nổi tiếng toàn khối về độ " bựa" chỉ cần nghe đếm thôi thì các đứa khác trong khối đều khóc thét cho dù cùng là dân học Y với nhau! Từ năm thứ 3 đi lâm sàng nhiều hơn , anh en sống cũng đùm bọc nhau hơn cho dù có những người đôi lúc thế này thế nọ nhưng cái đó có hề hấn gì , tổ 3 vẫn là tổ 3 thôi ! Vậy mà thoáng một cái đã trực buổi cuối cùng của đời sinh viên Y rồi , 6 năm trôi nhanh thật, trước cái ngày mà mỗi người chuẩn bị đi về một phương này bỗng thấy chanh lòng quá ! 6 năm 18 con người đi đâu cũng có nhau . Một ngày giáp mặt nhau không dưới 8 tiếng . Bây h thấy như một gia đình vậy . Buổi trực tiếp theo đây của mỗi một thành viên sẽ là tư cách của một bác sĩ với gánh nặng trách nhiệm trên vai chứ nó không vô tư vô lo như những ngày sinh viên nữa ! Ôi sẽ thương nhớ biết bao gia đình tổ 3 này ! Mong mỗi một thành viên trong đó sau này hayc nhớ mình lúc nào cũng có một gia đình nữa đó là ngôi nhà tổ 3 này, nơi anh em đã sẻ chia vui buồn cùng giúp đỡ cùng nhau có những tháng ngày vui vẻ bên nhau ! ->Read More...
Thi xong về, cái đề thi củ chuối quá, làm bài xong thấy nản hẳn, chắc chả trượt nhưng điểm chăc cũng chả mấy khá khẩm! Nhọc lòng ôn thi mà có lẽ kết quả không cao lắm thì thấy nản là phải! Chăc mình bị stress rồi, không đúng hơn phải là trầm cảm mới đúng. Mệt mỏi, nản, nhiều thứ linh tinh cần lo nghĩ ấy vậy mà chả biết mình đang nghĩ gì nữa!
Tưởng là thi xong sẽ nhận được vài lời hỏi thăm, dù sao đây cũng là môn học quan trọng nhất ở cái kì cuối cùng trước khi ra trường khoác cái nhãn bác sĩ vậy mà không, người nói là quan tâm đến mình nhất cũng chả thèm hỏi thăm, cô bạn thân luôn nói quan tâm đến mình cũng chả thấy nói năng hay hỏi thăm gì!
Lại chuyện ngày cá tháng tư, bản thân mình chả quan tâm đến ngày đó, nhưng tôn chỉ sống của mình là không mang chuyện tình cảm ra đùa thế mà hôm đó lại cô bạn thân của mình mang chuyện tình cảm ra đùa với mình, có lẽ gần 7 năm chơi với nhau chưa đủ để hiểu được mình thích cái gì và không đùa cái gì! Có lẽ mình là con người quá khó hiểu, quá phức tạp, cái này thì đúng là lỗi tại mình rồi, không trách ai được! Rồi lại thêm một cô bạn khác cũng lấy chuyện tình cảm ra làm trò đùa nữa chứ! Bàn thân mình thì chả có gì phải nói hết, với con người mình bây h dù có chuyện gì xảy ra cũng chả làm mình chao đảo gì hết, chỉ nghĩ thấy buồn vì cách sống của con người thôi!
Uhm, lại chuyện cô bạn thân, mình đã nói chắc không dưới 10 lần bảo là nếu rỗi thì vào blog của tớ đọc cái, vậy mà chắc là chả vào lần nào hết! Thế mà lúc nào cũng bảo tớ ngồi net cả ngày! Vậy là sao nhỉ, dạo này trí tuệ mình sa sút quá rồi không lí giả nổi nữa!
Buồn buồn nghe lại bài hát cũng lâu rồi mới nghe: Nối lại tình xưa! Thấy nhớ con người đó quá, một người quan tâm đến mình đúng cách mà mình muốn, hiểu mình cảm nhận thế nào. Nhưng nó là dĩ vãng sa mất rồi, nó chỉ là những cảm xúc đôi khi lại trỗi dậy mà thôi! Mình thật tệ, phải cố quên đi chứ nhỉ! Đã 4-5 năm qua rồi mà! Hic!
Nối lại tình xưa - Mạnh Quỳnh - Như Quỳnh
Về đây bên nhau, ta nối lại tình xưa Chuyện tình mà bao năm qua, em gói ghém thành kỷ niệm Vai nắng con đường xưa, những chiều hẹn cơn mưa đổ Mưa ướt lạnh vai em, anh thấy lòng mình xót xa
Mùa thu năm nao, anh với em gặp nhau Tưởng rằng mình quen nhau thôi Khi đã biết thì yêu rồi Nuôi trái tim chờ nhau, hứa hẹn mùa đông muôn thuở Sương gió lạnh môi em, anh thấy lòng mình giá băng
Nhưng không ngờ, định mệnh chia rẽ xa nhau, cuộc đời đôi ta hai lối, em rét mướt giữa trời đơn côi Còn anh chơi vơi , ngày tháng vơ vơ nơi miền xa vời vợi Chuyện dĩ vãng buồn lưu luyến chưa hề nguôi Đêm đông dài, sợ rằng nhung nhớ phôi pha Tình vào thiên thu mãi mãi Em sẽ khóc suốt đời anh ơi Thì em ơi em vì nghiã tương lai ta về xây mộng lại chuyện cũ sẽ vào dĩ vãng sẽ nhạt phai
Rồi sau cơn mưa, giông tố sẽ vượt qua Trời đẹp và xanh bao la Soi sáng lối đường anh về Chim én mang mùa xuân, xóa mờ niềm đau năm cũ Anh sẽ về bên em Ta ấm lại tình cố nhân
Đêm đông dài, sợ rằng nhung nhớ phôi pha Tình vào thiên thu mãi mãi Em sẽ khóc suốt đời anh ơi Thì em ơi em vì nghiã tương lai ta về xây mộng lại chuyện cũ sẽ vào dĩ vãng sẽ nhạt phai
Một đêm trăng sao, tha thiết thương người xưa Mình dệt mùa thương năm qua ân ái cũ chẳng phai nhoà Ta nối lại tình xưa, sống trọn mùa đông muôn thuở Chim én về xôn xao, ta thấy đời còn có nhau Anh sẽ về bên em, ta ấm lại tình cố nhân ./.
->Read More...
ngoài trời lành lạnh, không mưa to nhưng dai dẳng vè đều hạt, đợt gió mùa đông bắc cuối vụ mang lại cảm giác rõ rệt của mùa dông khi mà con người đã dần quen với ánh nắng ấm áp!
Tìm lại một bản nhạc đã rất lâu rồi mình không nghe và cũng không biết tến nữa, đánh bừa vào google: mưa hắt hiu mưa buồn qua phố vắng ...> thế mà nó tìm đúng tên bài hát luôn!
MƯA QUA PHỐ VẮNG:
lời bài hát: Mưa hắt hiu mưa buồn qua phố vắng Chiều mưa tuôn cho giá buốt tâm hồn Niềm cô đơn theo nhung nhớ dài thêm Mưa kỷ niệm mưa tìm về dĩ vãng
Anh đã yêu em mười mùa mưa trước Một mùa mưa hai đuá bước song hành Tình yêu đương khi thương vẫn còn thương Em đã vội bỏ trường xa phố phường
ĐK:
Đêm đêm tiễn đưa người yêu đi lấy chồng Mưa ôi gió mưa buồn như cơn bão lòng Tình nồng tình mau chóng phai Tình buồn tình mang đắng cay Cô đơn cuộc đời, ngồi bên song cửa trông bóng ai ngoài mưa ....mà nhớ người
Thương nhớ ai mưa chiều về giăng lối Người yêu xưa nay đã cách xa rồi Còn trong tôi bao nhung nhớ tả tơi Mưa kỷ niệm mưa thầm rơi trong đời
cũng nổi hứng tìm lại một bản nhạc mà chắc bây giờ nhiêu người chả cònnhớ nữa:
MƯA BỤI
lời bài hát: Mưa Bụi 2
Tác giả: Chưa Biết
Mưi buị nhạt nhào thôi hết tình tôi Nay Người đi rồi tôi biết tìm đâủ Đường anh xe cưới cô dâu, Đường em tan tác cơn ngâu, Trông mưa buị mang tình về đâủ
Mưa buị giăng mờ gác nhỏ ngày xưa Nay người có còn mong nhớ tình aỉ Giờ anh vui nghĩa tơ duyên, Để em lê gót truân chuyên, Nghe tiếc nuốí dâng tràn vaò tim.
Đời thay đen đổỉ trắng Nay người theo gió mây bỏ mình em đêm vắng anh chim trời có haỷ Tình giờ đây xa cách nghe mộng vỡ trong tim môt mình trên phố vắng Ai còn ai ngóng chờ
Thôi sơị ân tình nay đã đổi ngôi Câu chuyên ước thề ai nỡ đành quên Đời anh hoa gấm chung đôi Đơi em gió thỏang mây trôi nghe mưa buị thấm tình đơn côi ...
X. CẬP NHẬT CÁC XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HP ( UPDATED):
Phòng thí nghiệm nghiên cứu
* Xét nghiệm test nhanh tìm kháng nguyên của HP trong phân:
Test nhanh này dựa trên tác dụng của kháng thể đơn dòng kháng lại thành phần mô học của vk HP trong phân của bệnh nhân, có độ đặc hiệu là 98% và độ nhạy là 94%
Có tác dụng và ý nghĩa lớn trong giai đoạn đầu mới nhiễm Hp hay có tác dụng theo dõi đánh giá mức đọ loại trừ HP sau điều trị.
Là một xét nghiệm tốt nhưng còn hạn chế về giá thành.* Test ure carbon-13 trong hơi thở:
Test ure carbon-13 qua hơi thở dựa trên cơ sở là sự phát hiện các sản phẩm tạo ra khi ure bị vi khuẩn phân hủy/
Cách thức: bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống ure có cacbon đánh dấu ( carbon 13 hay 14). Sau một khoảng thời gian thì tiến hành đo nồng độ carbon 13 trong hơi thở, nếu nồng độ này tăng cao thì có nghĩa là có sự hiện diện cảu urease trong dạ dày, gián tiếp phản ánh sự có mặt của Hp trong dạ dày do bình thường ở dạ này không có enzym urease này.
Là một xét nghiệm khá đắt nhưng đang dần trở lên phổ biến.
Một số trường hợp âm tính giả có thể là do: nhiễm HP dạng cầu khuẩn (cocoid form of HP) là dạng không sàn xuất nhiều enzym urease. Hoặc có thể do uống kháng sinh, thuốc ức chế thụ thể H2, bismuth hay uống thuốc ức chế bơm proton.
* Xét nghiệm huyết thanh học HP:
Là một xét nghiệm có đọ đặc hiệu và độ nhạy cao (>90%) dựa trên phản ứng của kháng thể IgG kháng HP ( ELISA).
Có tác dụng rất tốt trong việc phát hiện nhiễm HP nhưng không có gia trị nhiều trong việc theo dõi điều trị vì không phản ánh tinhd trạng nhiễm HP hiện tại mà chỉ xác nhận bệnh nhân đã từng nhiềm Hp trước đó mà thôi. Tỉ lệ dương tính giả tăng lên theo tuổi do xác suất phơi nhiễm tăng lên theo tuổi.
* Kháng sinh đồ:
Ở một khu vực mà tỉ lệ kháng lại 2 kháng sinh là metronidazole và clarythromycin cao thì cần tiến hành nuôi cấy VK để làm kháng sinh đò khi tiến hành đièu trị.
Rối loạn tiêu hóa giống loét (Non-ulcer dyspepsia)
Viêm (Gastritis, Duodenitis)
Loét (Peptic ulcer)
à Cần đi khám bệnh để chẩn đoán xác định
- THUỐC: KIÊN TRÌ dùng ĐỦ, ĐÚNG THUỐC
- CHẾ ĐỘ SINH HOẠT: điều độ, nghỉ ngơi thích hợp, tránh xúc động, căng thẳng thái quá.
- DINH DƯỠNG: đầy đủ chất, tránh NO QUÁ và ĐÓI QUÁ, tránh các chất tăng tiết acid.
VII. MỘT SỐ KHUYẾN CÁO TRONG ĐIỀU TRỊ:
Loét hoạt động (actve ulcer): Kháng thụ thể H2 hoặc PPI.
Điều trị duy trì: Kháng thụ thể H2 (liều phân nửa) hoặc PPI.
Ngừa loét do NSAID: misoprotol hoặc PPI.
Loét biến chứng (xuất huyết cấp, acute gastrointestinal bleeding): IV với kháng thụ thể H2 (nay có thêm pantoprazol).
VIII. PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY HAY GẶP VÀ CẦN CHÚ Ý:
Mặc dù các thuốc chống loét nói chung đều được dung nạp khá tốt, nhưng cần ghi nhớ một số phản ứng bất lợi có thể xảy ra.
Tác dụng phụ hay gặp nhất của các chất kháng acid là ở đường tiêu hóa. Tác dụng lên đường tiêu hóa thường liên quan với liều. Các chất chống acid chứa magiê gây ỉa lỏng, chứa nhôm gây táo bón. Carbonat calci gây hồi ứng acid. Vì carbonat natri có thể bị hấp thu toàn thân gây kiềm chuyển hóa. Chất chống aicd chứa nhôm dùng liều cao kéo dài có thể gây giảm phosphat máu. Cũng có bằng chứng cho thấy chất chống acid chứa nhôm gây biến chứng ở bệnh nhân lọc máu ngoài thận. Không dùng chất chống acid chứa magiê cho bệnh nhân suy thận.
Đa số mọi người dung nạp tốt chất chẹn H2. Tác dụng phụ khá hiếm gặp, đau đầu là tác dụng phụ hay gặp nhất khi dùng đường uống. Tất cả các thuốc đều có độc tính với tuỷ xương, mặc dù nói chung, độc tính này hiếm gặp (Ê 1/100.000 bệnh nhân). Phản ứng hệ thần kinh trung ương là đặc ứng và chủ yếu được báo cáo ban đầu ở bệnh nhân nặng hoặc người già dùng thuốc. Những tác dụng phụ hiếm gặp khác của nhóm thuốc này gồm viêm gan, viêm tụy hoặc phản ứng quá mẫn. Tác dụng kháng androgen yếu của cimetidin có thể gây chứng vú to ở nam giới khi dùng thuốc trên 1 tháng, nhưng sẽ hết khi ngừng thuốc. Cimetidin cũng ức chế chuyển hóa của nhiều thuốc khác ở gan.
Các chất ức chế bơm proton PPI được dung nạp tốt. Tác dụng phụ khi dùng ngắn ngày tương tự các thuốc chẹn H2 (đau đầu, ỉa lỏng hoặc táo bón). Omeprazol, lansoprazol và pantoprazol, do có khả nǎng ức chế tiết acid gần như hoàn toàn, có thể gây nhiễm khuẩn dạ dày ruột, đặc biệt ở người tổn thương hệ miễn dịch. Có mối lo ngại là PPI làm tǎng nguy cơ quá sản hoặc carcinoma dạ dày do một số bệnh nhân bị tǎng gastrin huyết khi điều trị kéo dài. Tuy nhiên, dựa trên giám sát qua 15 nǎm sử dụng PPI, không có bằng chứng về sự tǎng nguy cơ này tǎng lên,.
Vì là một prostaglandin nên misoprostol có thể làm tǎng nặng bệnh viêm ruột. Dùng misoprostol liều thấp hơn (200m g uống 2-3 lần/ngày) có hiệu quả bằng liều ban đầu 200m g uống 4 lần/ngày và gây ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, ỉa lỏng, co cứng bụng và buồn nôn là những tác dụng phụ đáng kể của misoprostol. Vì thuốc có thể kích thích co bóp tử cung và gây sảy thai, không dùng misoprostol khi có thai và phải ngừng thuốc khi có thai trong quá trình điều trị. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải áp dụng biện pháp tránh thai thích hợp khi đang dùng thuốc này.
Tác dụng phụ hay gặp nhất của sucralfat là táo bón. Những người bệnh nặng hoặc phải nằm liệt giường lâu ngày phải nuôi dưỡng qua xông dạ dày, có thể tạo thành dị vật dạ dày nếu ống xông không được bơm rửa cẩn thận trong và sau khi dùng thuốc. Sucralfat có chứa nhôm, và có mối lo ngại về chứng hạ phosphat máu ở bệnh nhân dùng thuốc dài ngày. Bệnh nhân suy thận hoặc đang phải thẩm tách có thể bị tích lũy nhôm khi dùng thuốc, do giảm bài xuất nhôm. Lượng nhôm tích lũy toàn thân khi dùng sucralfat kéo dài tương đương với lượng nhôm khi dùng các chất chống acid có chứa nhôm.
Nhìn chung, các thuốc điều trị H.pylori đều được dung nạp tốt, tuy nhiên, có tới 30% số bệnh nhânbị những tác dụng phụ nhẹ. Khi dùng nhiều phối hợp khác nhau điều trị nhiễm H.pylori, những tác dụng phụ hay gặp nhất là thay đổi vị giác (clarithromycin, metronidazole); ỉa lỏng, đau bụng và buồn nôn/nôn. Tỉ lệ bị tác dụng phụ tǎng khi dùng các phác đồ có chứa chế phẩm bismuth (>50%). Tất cả các thuốc này đều có thể gây quá mẫn ở người nhạy cảm thuốc. Các kháng sinh như amoxicillin và tetracyclin đôi khi gây ỉa lỏng, phát ban hoặc viêm âm đạo. Metronidazol có thể gây phản ứng kiểu disulfiram ở người dùng đủ lượng đồ uống hoặc thuốc chứa cồn, nhưng dạng phản ứng này không hay gặp. Bismuth gây táo bón và làm phân có mầu đen. ở liều cực cao, bismuth subsalicylat có thể gây ngộ độc salicylat. Vì nguy cơ một số thuốc thuộc nhóm này có hại cho thai nghén (như tetracyclin và metronidazole), nên không dùng phác đồ tiệt trừ H.pylori cho phụ nữ có thai. Hơn nữa, một số thuốc thuộc nhóm này không được khuyến nghị dùng ở phụ nữ cho con bú.
IX. Phòng và điều trị loét do NSAID và các biến chứng
Nếu có thể, nên ngừng NSAID khi bị loét tiêu hóa hoặc có các biến chứng tiêu hóa khác. Misoprostol được coi là thuốc lý tưởng để ngǎn ngừa loét và các tai biến tiêu hóa do NSAID. Các PPI và các chất chẹn H2 có cả tác dụng phòng ngừa lẫn điều trị biến chứng tiêu hóa do NSAID, nhưng theo các thử nghiệm hiện tại thì PPI được ưa chuộng hơn chất chẹn H2. Có ít nhất 1 nghiên cứu cho thấy PPI có hiệu quả tương đương misoprostol trong việc làm liền ổ loét do NSAID và liệu pháp PPI được dung nạp tốt hơn. Một số chuyên gia gợi ý nên dùng PPI để điều trị loét hoạt động do NSAID và nên dành trị liệu phối hợp PPI với misoprostol cho những trường hợp loét dai dẳng. Chưa có số liệu về phối hợp PPI với chất chẹn H2.
Dựa trên hoạt tính dược học, sucralfat được nghiên cứu tác dụng phòng ngừa tổn thương niêm mạc do NSAID. So sánh dùng misoprostol 200m g uống 4 lần/ngày với sucralfat 1g uống 4 lần/ngày trong phòng ngừa loét dạ dày do NSAID ở người cho thấy loét dạ dày diễn ra ở 1,6% số bệnh nhân dùng misoprostol so với 16% số bệnh nhân dùng sucralfat.
Một nghiên cứu khác gần đây cho thấy omeprazol hiệu quả hơn sucralfat trong ngǎn ngừa các biến chứng do NSAID. Nhiều nghiên cứu không xác định được hiệu quả lâm sàng của sucralfat. Gastrogal(r), một chế phẩm sucralfat dạng gel mới đang được nghiên cứu, thử nghiệm ban đầu kéo dài 2 tuần tỏ ra có triển vọng. Bệnh nhân dùng gel sucralfat cùng với NSAID ít bị loét dạ dày tá tràng xác định bằng nội soi, chứng ợ nóng và đau bụng hơn đáng kể so với người dùng placebo. Tuy nhiên, không khuyến nghị dùng sucralfat để điều trị các biến chứng tiêu hóa do NSAID vì chưa có bằng chứng đáng tin cậy về ích lợi của thuốc.
1- Loại phác đồ dành cho người điều trị lần đầu (chưa bị kháng thuốc):
+ Phác đồ thứ nhất: Cặp kháng sinh clarithromycin + amoxicylin, hoặc cặp clarithromycin + metronidazol kết hợp với thuốc ức chế bơm proton omeprozol (hoặc lansoprozol, rabeprazol, esomeprazol). Trong phác đồ này: nếu tăng liều clarithromycin mỗi ngày từ 500mg lên 1.500mg thì thu được kết quả cao hơn, nhưng tăng liều các kháng sinh khác và thuốc ức chế bơm proton thì không có ý nghĩa. Dùng phác đồ này 14 ngày (như ở Mỹ) có kết quả cao hơn khoảng 7-9% so với dùng 7 ngày (phác đồ điều trị ở châu Âu). Tỷ lệ kháng thuốc của H.Pylori với clarithromycin là 10%, metronidazol là 20-30%.
+ Phác đồ thứ hai: Cặp kháng sinh clarithromycin + amoxicylin hoặc cặp clarithromycin + nitroimidazol kết hợp với một thuốc kháng acid ramitidin bismuth citrat. (RBC). Trong phác đồ này: các kháng sinh ít bị kháng thuốc hơn so với phác đồ dùng thuốc ức chế bơm proton.
+ Phác đồ thứ ba: Cặp kháng sinh nitroimidazol + tetracyclin hoặc cặp amoxicylin + furazolidon kết hợp với thuốc giảm acid bismuth. Phác đồ này rẻ tiền nhưng furazolidon thường gây nhiều tác dụng phụ.
2- Loại phác đồ dành cho người điều trị lần thứ hai (đã bị kháng thuốc):
Cần dùng kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Chưa có một khuyến cáo cụ thể. Thường dùng là cặp kháng sinh clarithromycin + tinidazol kết hợp với thuốc ức chế bơm proton lansoprozol.
3- Lưu ý:
- Chiến lược: xét nghiệm HP +, phối hợp thuốc (2 kháng sinh trở lên), tiệt trừ HP.
Loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh: Điều trị sỏi, điều trị bệnh toàn thân, chấn thương, nhiễm trùng nặng... loại bỏ thuốc gây viêm loét Corticoide, NSAID; nếu không loại bỏ được có thể dự phòng nguy cơ XHTH.
Điều trị các thuốc ức chế bơm proton hoặc kháng thụ thể H2 - dùng 4 tuần.
Cimetidine 20 mg - 40 mg/kg/24giờ uống làm 2 - 4 lần. Cấp tính có thể tiêm tĩnh mạch 4-6 lần (tối đa ở trẻ lớn 2,4g/24 giờ) dùng 4-6 tuần; duy trì 5 mg/kg/ngày uống 1 liều vào ban đêm. Điều trị kéo dài 1 năm.
Ranitidine 2 - 6 mgr/kg/24 giờ chia 2 lần uống hoặc tiêm tĩnh mạch 2 lần (tối đa ở trẻ lớn 300 mg/24 giờ)
Omémazole dùng ở trẻ lớn 20 mg - 40 mg/24 giờ/ uống 2 lần (20mg/1,73 m2 da. 1mgr/kg/ngày tối đa 20 mgr uống 2 lần).
Thuốc bọc: Sucralfate, 1gr/1,73 m2 uống1/2 giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Thuốc trung hoà Acid: (Phosphalugel, Maalox) 0,5 - 1,0 ml/kg uống 3 giờ sau khi ăn và trước lúc đi ngủ
Truyền máu cấp nếu XHTH cấp tính
Xử trí ngoại khoa nếu phát hiện có thủng dạ dầy.
3.2.Viêm, loét DDTT mãn tính tiên phát
Điều trị làm sạch Helicobacter Pylori :
* Amoxixilline 50 mgr/kg/ngày (tối đa 750 mg) chia 2 lần uống trong 14 ngày
* Metronidazole 20 - 30 mg/kg/ngày (tối đa 500 mg) chia 2 lần uống, uống trong 14 ngày.
* Clarithromycin 15 mg/kg tối đa 500 mgr/ngày chia 2 lần thường được dùng khi kháng metronidazole.
* Trẻ lớn > 12 tuổi có thể dùng Tetraxyclim 50 mgr/kg/ngày chia 2 lần.
* Phối hợp kháng sinh và thuốc kháng sinh bài tiết acid. Điều trị viêm loét DDTT có liên quan tới Helicobacter Pylori.
Lựa chọn :
Lựa chọn đầu tiên
Phối hợp thuốc.
- Amoxixiclin + Metronidazole + Omeprazole
- Amoxixiclin + Clarithromyxin + Omeprazole
- Clarith romyxin + Metronidazole + Omeprazole
(2 lần/ngày dùng trong 14 ngày)
Lựa chọn bước hai nếu bước 1 thất bại
- Bismuth + Metronidazole + Omeprazole hoặc Metronidazole thay bằng Tetraxylin hoặc Clarithromyxin dùng 4 tuần lễ
- Ranitidine bismuth citrate + Clarithromyxin + Metronidazole (1 viên x 4 lần/ ngày) dùng 4 tuần lễ.
Thuốc ức chế thực thể H2: Giảm bài tiết Acid.HCL và thuốc ức chế bơm Proton dùng liền trong 4 - 6 tuần lễ, kể cả sau khi kết hợp với thuốc làm sạch HP.
Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole 1 mg/kg/ngày tối đa 20 mgr chia 2 lần ngày. trong 14 ngày
- Cơ chế: Đối kháng tương tranh với histamin tại thụ thể H2 nằm ở màng tế bào viền lảm cho tế bào không tiết ra acid.
Liều thông thường
CIMETIDIN 400mg (300mg)x2/ngày hoặc 800mg (600mg) khi ngủ
RANITIDIN 150mgx2/ngày hoặc 300mg khi ngủ
FAMOTIDIN 20mgx2/ngày hoặc 40mg khi ngủ
- Cimetidin: kháng androgen (ức chế nội tiết tố sinh dục nam cho nên phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng), tương tác thuốc với khá nhiều thuốc làm giảm tác dụng hoặc tăng độc tính.
- Ranitidin thường được dùng nhất, ít gây tác dụng phụ hơn cimetidin.
C. Các thuốc kháng acetylcholin ở thụ thể M1:
- Pirenzepin (Gastrozepine) hiện ít được sử dụng.
- Atropin, cồn Belladone, Buscopan... các thuốc này có ái lực yếu với M1 nên sự chống tiết acid dịch vị yếu, được dùng chủ yếu để chống co thắt làm giảm đau.
Tất cả thông tin sau đây được tổng hợp từ nhiều nguồn, có giá trị tham khảo, không nên áp dụng nếu không có ý kiến bác sỹ! nếu bạn bị bệnh hãy tìm một bác sỹ!
Vai trò cảu HP và xét nghiệm tìm HP:
Vai trò HP trong viêm loét dạ dày tá tràng:
Vi khuẩn H.Pylori gây viêm loét dạ dày cùng với các nguyên nhân khác như do ăn uống, stress. Vì vậy muốn điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.Pylori phải xét nghiệm xác nhận sự có mặt của vi khuẩn này. Test xác nhận H.Pylori đơn giản, không tốn kém, nhưng nếu chưa có thì phải khai thác tiền sử để loại trừ nguyên nhân viêm loét dạ dày không do H.Pylori.
H.Pylori vào cơ thể, sẽ xâm nhập, di chuyển và gắn vào tế bào biểu mô trong lớp chất nhày của dạ dày, sản sinh ra enzym ureasem biến ure thành amoniac, carbonic; tạo ra môi trường gần trung tính để tồn tại. Vì thế, chúng né tránh được môi trường acid khá cao trong dạ dày, né tránh được các đáp ứng miễn dịch của cơ thể để gây bệnh.
Phát hiện về sự cư trú của Helicobacter pylori ở vùng ổ loét niêm mạc đã làm thay đổi đáng kể phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị PUD ( viêm loét mạn tính đường tiêu hóa). Liệu pháp cổ điển với các chất giảm tiết acid đơn thuần có tác dụng làm liền ổ loét đường tiêu hóa và điều trị duy trì liều thấp liên tục làm giảm tái phát xuống khoảng 20%/nǎm. Tuy nhiên, việc sử dụng các phác đồ kháng sinh đã được chấp nhận để diệt trừ H.pylori ở những bệnh nhân có H.pylori (+) đã tiệt trừ nhiễm khuẩn, làm lành ổ loét do nhiễm khuẩn, cũng như làm giảm tỉ lệ biến chứng do loét. Trị liệu cũng làm giảm nguy cơ tái phát loét do thuốc chống viêm phi steroid xuống dưới 10%/nǎm. Do đó, các hướng dẫn hiện nay kêu gọi sử dụng các phác đồ tiệt trừ cho hầu hết các bệnh nhân H.pylori (+) có ổ loét hoạt động. Vai trò của việc dùng các phác đồ kháng sinh tiệt trừ H.pylori ở những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa không loét vẫn còn đang tranh cãi, mặc dù một số chuyên gia cho rằng việc tiệt trừ là hữu ích. Không khuyến nghị tiệt trừ H.pylori ở những bệnh nhân không có triệu chứng theo hướng dẫn hiện tại. Tùy theo phác đồ kháng sinh được chọn để điều trị ổ loét hoạt động mà dùng phối hợp liệu pháp chống tǎng tiết bằng chất ức chế bơm proton (PPI) hoặc chất chẹn H2 để làm liền ổ loét. Tuy nhiên, phác đồ dùng PPI điển hình đem lại tỉ lệ tiệt trừ vi khuẩn cao hơn chất chẹn H2, PPI ( proton pumb inhibitor) cũng làm lành ổ loét và giảm đau do loét nhanh hơn.
H.Pylori lây nhiễm qua chất nôn, nước bọt, phân. H.Pylori thâm nhập vào cơ thể, nhưng ở trẻ em có quá trình "tự thải trừ", đồng thời do bị tác động của nhiều kháng sinh (dùng chữa bệnh khác) nên rất hiếm khi gây bệnh; còn lứa tuổi trung niên, sẽ gây bệnh mạn, phải dùng kháng sinh mới loại trừ được. Việc điều trị vì thế phải gắn liền với giữ gìn vệ sinh, phòng tái nhiễm.
Tính acid của dạ dày không thuận lợi cho kháng sinh, nên phải dùng thuốc ức chế bơm proton để giảm sự tiết acid, tạo cho kháng sinh phát huy hiệu lực diệt trừ H.Pylori. Nếu uống kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton riêng rẽ thì phải uống thuốc ức chế bơm proton trước. Còn trong viên kết hợp cả hai loại này thì đã có cách bào chế thích hợp để bảo vệ kháng sinh nên uống cùng lúc.
H.Pylori cũng có tính kháng thuốc như mọi vi khuẩn khác nên cần dùng ít nhất là hai loại (một cặp) kháng sinh để hạn chế kháng thuốc. Khi cặp kháng sinh này bị kháng thì buộc phải thay bằng cặp kháng sinh khác.
Trong các phác đồ điều trị đã nghiên cứu được chấp nhận (ở Mỹ cũng như ở châu Âu) thì người ta chỉ kết hợp hai kháng sinh thích hợp để tạo thành cặp, cặp đó chỉ tương thích với một số loại thuốc ức chế bơm proton. Liều lượng mỗi loại cũng được xác định. Việc điều chỉnh liều có thể mang lại hiệu quả với thuốc này nhưng có khi không mang lại hiệu quả với thuốc khác. Thời gian dùng phác đồ thay đổi tùy theo từng nước (trình bày ở phần dưới).
Nếu dùng đúng phác đồ điều trị H.Pylori, kết quả thu được thường từ 80-90%. Tuy nhiên cần lưu ý đến những trường hợp không hiệu quả do kháng thuốc, do quá trình tái nhiễm hoặc do cả nguyên nhân viêm loét không phải do vi khuẩn (như nói trên).
Các xét nghiệm chần đoán HP:
1.1 Phát hiện trực tiếp
1.1.1 Phương pháp xâm lấn:
• Sinh thiết và mô học:
H.p được chẩn đoán trực tiếp trong mô từ mảnh sinh thiết lấy qua nội soivới nhuộm Giemsa. Độ nhạy phụ thuộc vào số mảnh sinh thiết, ít nhất là 2 mẫu sinh thiết lấy từ hang vị và thân vị.
- Urease testing:
H.pylori sinh ra số lượng lớn Urease ngọai bào có thể được xác định trong ít giờ với mảnh sinh thiết đặt trong môi trường chứa Urea. Độ nhạy của thí nghiệm dựa trên số lượng vi khuẩn trong mẫu sinh thiết và số lượng mẫu sinh thiết thường đạt ≈ 90%.
- Đánh giá mẫu (Smear evaluation)
Mẫu tế bào được gắn vào lame không cần cố định qua đêm bởi Formalin, được khảo sát trực tiếp bởi phương pháp nhuộm Gram hoặc Giemsa. Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy trong 32 mẫu sinh thiết nuôi cấy (+) vớp H.pylori có 30 mẫu (+) với phương pháp này.
1.1.2. Phương pháp không xâm lấn:
- Phát hiện Antigen của H.pylori trong phân của bệnh nhân với kỹ thuật ELISA.
- Urea Breath Testing (UBT):
Bệnh nhân được uống một dung dịch chứa chất đồng vị gắn Urea. Với hoạt động của Urease trong dạ dày tạo chất đồng vị gắn carbon dioxide được hấp thụ và sinh ra bởi hơi thở của bệnh nhân sau 30 phút và được đo bằng quang phổ kế. Độ nhạy và đặc hiệu tuyệt vời >95%.
1.2 Thử nghiệm huyết thanh học
ELISA IgG H.pylori:
Một trong các thử nghiệm đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới là thử nghiệm miễn dịch enzym phát hiện kháng thể IgG chống H.p. Đây là thử nghiệm không xâm lấn có độ nhạy và đặc hiệu cao liên quan đến nhiễm H.p hoạt động để phát hiện và sàng lọc H.pylori ở các bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chưa có biến chứng, giúp cho việc chẩn đoán lâm sàng và dịch tể có cơ sở chắc chắn.
2 chuyện chả liên quan gì đến nhau! vì cái blog trên wordpress nó hạn chế nhiều quá kiếm cái host free đặt tạm cái blog lên vậy! Chuyển xong blog thấy vui vui nhưng niềm vui qua mau , nỗi buôn ập đến, biết làm sao được! Trời lạnh, ôn thi gấp, buồn, mệt mỏi, không ai quan tâm, cuộc đời còn gì để nuối tiếc nữa! giã từ là xong thôi!
Giã Từ
Sáng tác: Ngô Quốc Linh Trình bày: Như Ý
Tuổi đời chân đơn côi Gót mòn đại lộ buồn Đèn đêm bóng mờ nhạt nhòa Hồn lắng tâm tư, đi vào dĩ vãng Đường tình không chung lối Mang nuối tiếc cho nhau
Ngày nào tay trong tay Lối về cùng hẹn hò Dìu em giấc mộng vừa tròn Tình thắm duyên nồng, đêm dài lưu luyến Nghẹn ngào trong thương tiếc Vì mai bước theo chồng.
Em sang ngang rồi chôn kỷ niệm vào thương nhớ. Hôn lên tóc mềm cho lệ sầu thắm ướt đôi mi Xin em một lần cho ước nguyện tình yêu cuối Thương yêu không trọn thôi giã từ đi em ơi
Người về lên xe hoa, Kỷ niệm buồn vào hồn Bờ môi tắt hẳn nụ cười Giây phút bên nhau nay còn đâu nữa Người về trong thương nhớ Người đi nhớ thương người
->Read More...