Viêm loét dạ dày - phần 2

Các loại thuốc đièu trị viêm loét dạ dày!



II. CÁC THUỐC TRỊ VLDD-TT THEO CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG SỰ TIẾT ACID DỊCH VỊ




- Các thuốc trung hòa acid dịch vị: Thuốc kháng acid

- Các thuốc chống sự tiết dịch vị:

  • Thuốc kháng histamin ở thụ thể H2.

  • Thuốc ức chế "bơm Proton"


A. Các thuốc kháng acid

- Al(OH)3, Mg(OH)2 hoặc các muối của Mg, Al ở dạng phosphat, carbonat, trisilicat ...

- Al(OH)3 + Mg(OH)2 (Maalox, Stomafar)

Thuốc kháng acid phối hợp:

  • Chất chống đầy hơi simethicon (Maalox plus, Mylanta II, Kremil-S, Simelox).

  • Thuốc chống co thắt: Dicyclomine (Kremil-S) à CCĐ: glaucoma (tăng nhãn áp).


- Dạng thuốc:

  • Lỏng ( gel, dịch treo), bột: hòa với nước uống.

  • Viên nén, thuốc cốm: nên nhai kỹ.


_ Nên uống thuốc kháng acid 4 lần/ngày: vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (1-3 giờ sau 3 bữa ăn chính) và tối trước khi đi ngủ.

- Uống cách xa các thuốc khác sau 2 giờ.

B. Các thuốc kháng histamin ở thụ thể H2

- CIMETIDIN (Tagamet, Peptol, Gastromet, Histodil)

- RANITIDIN (Zantac, Raniplex, Ratidin)

- FAMOTIDIN (Pepcid, Pepdine, Servipep 40)

- NIZATIDIN (Nizaxid)

- Cơ chế: Đối kháng tương tranh với histamin tại thụ thể H2 nằm ở màng tế bào viền lảm cho tế bào không tiết ra acid.

Liều thông thường

CIMETIDIN 400mg (300mg)x2/ngày hoặc 800mg (600mg) khi ngủ

RANITIDIN 150mgx2/ngày hoặc 300mg khi ngủ

FAMOTIDIN 20mgx2/ngày hoặc 40mg khi ngủ

- Cimetidin: kháng androgen (ức chế nội tiết tố sinh dục nam cho nên phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng), tương tác thuốc với khá nhiều thuốc làm giảm tác dụng hoặc tăng độc tính.

- Ranitidin thường được dùng nhất, ít gây tác dụng phụ hơn cimetidin.

C. Các thuốc kháng acetylcholin ở thụ thể M1:

- Pirenzepin (Gastrozepine) hiện ít được sử dụng.

- Atropin, cồn Belladone, Buscopan... các thuốc này có ái lực yếu với M1 nên sự chống tiết acid dịch vị yếu, được dùng chủ yếu để chống co thắt làm giảm đau.

D. Thuốc kháng thụ thể Gastrin:

Proglumid (Milide, Promide) hiện ít dùng.

E. Thuốc ức chế " bơm proton" (PPI:)

Omeprazol (Mopral), lansoprazol (Lanzor, Lansec), pantoprazol (Protium, Pantrafar), rabeprazol (Pariet).

- Cơ chế: Ức chế enzym H+K+ATPase (bơm proton) nằm ở màng tế bào viền làm cho acid không chuyển vận ra khỏi tế bào để đổ vào lòng dạ dày.

- Uống liều duy nhất (20-40mg) trước khi ăn sáng.

- Pantoprazol: có thể dùng đường IV.



III. THUỐC CHỮA VLDD-TT THEO CƠ CHẾ BẢO VỆ TẾ BÀO HAY BẢO VỆ NIÊM MẠC:

A. Cơ chế tác động:

- Kích thích tế bào nhầy tiết ra chất nhầy, NaHCO3.

- Làm tăng sinh tế bào mới ở niêm mạc dạ dày.

- Tăng cường máu đến niêm mạc dạ dày.

B. Thuốc là dẫn chất PROSTAGLANDIN:

Misoprostol (Cytotec, Fundyn)

- Chỉ định: ngừa VLDDTT do phải sử dụng dài hạn NSAID (Arthrotec: diclofenac + misoprostol).

- Tác dụng phụ: tiêu chảy, co thắt tử cung (CCĐ: phụ nữ có thai).

C. Sucralfat : Sucrose Aluminium sulfate:

Ulcar, Carafate, Sucrafar

- Nhờ acid dạ dàyà chất nhầy, dính chặt vào niêm mạc và bảo vệ.

- Liều: 1gx4/ngày. Nên uống 1 giờ truớc bữa ăn.

- Tác dụng phụ: táo bón.

D. Bismuth:

- Bismuth subsalicylat (Pepto - bismol)

- Tripotassium dicitrato bismuthate (De-nol, Trymo)

Kháng khuẩn Helicobacter pylori.

Thời gian dùng thuốc cách quãng

Tác dụng phụ: phân xám đen.



IV. CÁC THUỐC KHÁC:

- Thuốc an thần: Librax, Gastrobamat, sulpirid

- Thuốc tiêm: oxyferriscorbone sodique.

- Thuốc an thần chống stress: diazepam...

- Thuốc chống co thắt giảm đau: No-spa...


->Read More...

0 comments: