VI. MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH:
- Có nhiều mức độ bệnh:
- Rối loạn tiêu hóa giống loét (Non-ulcer dyspepsia)
- Viêm (Gastritis, Duodenitis)
- Loét (Peptic ulcer)
à Cần đi khám bệnh để chẩn đoán xác định
- THUỐC: KIÊN TRÌ dùng ĐỦ, ĐÚNG THUỐC
- CHẾ ĐỘ SINH HOẠT: điều độ, nghỉ ngơi thích hợp, tránh xúc động, căng thẳng thái quá.
- DINH DƯỠNG: đầy đủ chất, tránh NO QUÁ và ĐÓI QUÁ, tránh các chất tăng tiết acid.
VII. MỘT SỐ KHUYẾN CÁO TRONG ĐIỀU TRỊ:
- Loét hoạt động (actve ulcer): Kháng thụ thể H2 hoặc PPI.
- Điều trị duy trì: Kháng thụ thể H2 (liều phân nửa) hoặc PPI.
- Ngừa loét do NSAID: misoprotol hoặc PPI.
- Loét biến chứng (xuất huyết cấp, acute gastrointestinal bleeding): IV với kháng thụ thể H2 (nay có thêm pantoprazol).
VIII. PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY HAY GẶP VÀ CẦN CHÚ Ý:
Mặc dù các thuốc chống loét nói chung đều được dung nạp khá tốt, nhưng cần ghi nhớ một số phản ứng bất lợi có thể xảy ra.
Tác dụng phụ hay gặp nhất của các chất kháng acid là ở đường tiêu hóa. Tác dụng lên đường tiêu hóa thường liên quan với liều. Các chất chống acid chứa magiê gây ỉa lỏng, chứa nhôm gây táo bón. Carbonat calci gây hồi ứng acid. Vì carbonat natri có thể bị hấp thu toàn thân gây kiềm chuyển hóa. Chất chống aicd chứa nhôm dùng liều cao kéo dài có thể gây giảm phosphat máu. Cũng có bằng chứng cho thấy chất chống acid chứa nhôm gây biến chứng ở bệnh nhân lọc máu ngoài thận. Không dùng chất chống acid chứa magiê cho bệnh nhân suy thận.
Đa số mọi người dung nạp tốt chất chẹn H2. Tác dụng phụ khá hiếm gặp, đau đầu là tác dụng phụ hay gặp nhất khi dùng đường uống. Tất cả các thuốc đều có độc tính với tuỷ xương, mặc dù nói chung, độc tính này hiếm gặp (Ê 1/100.000 bệnh nhân). Phản ứng hệ thần kinh trung ương là đặc ứng và chủ yếu được báo cáo ban đầu ở bệnh nhân nặng hoặc người già dùng thuốc. Những tác dụng phụ hiếm gặp khác của nhóm thuốc này gồm viêm gan, viêm tụy hoặc phản ứng quá mẫn. Tác dụng kháng androgen yếu của cimetidin có thể gây chứng vú to ở nam giới khi dùng thuốc trên 1 tháng, nhưng sẽ hết khi ngừng thuốc. Cimetidin cũng ức chế chuyển hóa của nhiều thuốc khác ở gan.
Các chất ức chế bơm proton PPI được dung nạp tốt. Tác dụng phụ khi dùng ngắn ngày tương tự các thuốc chẹn H2 (đau đầu, ỉa lỏng hoặc táo bón). Omeprazol, lansoprazol và pantoprazol, do có khả nǎng ức chế tiết acid gần như hoàn toàn, có thể gây nhiễm khuẩn dạ dày ruột, đặc biệt ở người tổn thương hệ miễn dịch. Có mối lo ngại là PPI làm tǎng nguy cơ quá sản hoặc carcinoma dạ dày do một số bệnh nhân bị tǎng gastrin huyết khi điều trị kéo dài. Tuy nhiên, dựa trên giám sát qua 15 nǎm sử dụng PPI, không có bằng chứng về sự tǎng nguy cơ này tǎng lên,.
Vì là một prostaglandin nên misoprostol có thể làm tǎng nặng bệnh viêm ruột. Dùng misoprostol liều thấp hơn (200m g uống 2-3 lần/ngày) có hiệu quả bằng liều ban đầu 200m g uống 4 lần/ngày và gây ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, ỉa lỏng, co cứng bụng và buồn nôn là những tác dụng phụ đáng kể của misoprostol. Vì thuốc có thể kích thích co bóp tử cung và gây sảy thai, không dùng misoprostol khi có thai và phải ngừng thuốc khi có thai trong quá trình điều trị. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải áp dụng biện pháp tránh thai thích hợp khi đang dùng thuốc này.
Tác dụng phụ hay gặp nhất của sucralfat là táo bón. Những người bệnh nặng hoặc phải nằm liệt giường lâu ngày phải nuôi dưỡng qua xông dạ dày, có thể tạo thành dị vật dạ dày nếu ống xông không được bơm rửa cẩn thận trong và sau khi dùng thuốc. Sucralfat có chứa nhôm, và có mối lo ngại về chứng hạ phosphat máu ở bệnh nhân dùng thuốc dài ngày. Bệnh nhân suy thận hoặc đang phải thẩm tách có thể bị tích lũy nhôm khi dùng thuốc, do giảm bài xuất nhôm. Lượng nhôm tích lũy toàn thân khi dùng sucralfat kéo dài tương đương với lượng nhôm khi dùng các chất chống acid có chứa nhôm.
Nhìn chung, các thuốc điều trị H.pylori đều được dung nạp tốt, tuy nhiên, có tới 30% số bệnh nhânbị những tác dụng phụ nhẹ. Khi dùng nhiều phối hợp khác nhau điều trị nhiễm H.pylori, những tác dụng phụ hay gặp nhất là thay đổi vị giác (clarithromycin, metronidazole); ỉa lỏng, đau bụng và buồn nôn/nôn. Tỉ lệ bị tác dụng phụ tǎng khi dùng các phác đồ có chứa chế phẩm bismuth (>50%). Tất cả các thuốc này đều có thể gây quá mẫn ở người nhạy cảm thuốc. Các kháng sinh như amoxicillin và tetracyclin đôi khi gây ỉa lỏng, phát ban hoặc viêm âm đạo. Metronidazol có thể gây phản ứng kiểu disulfiram ở người dùng đủ lượng đồ uống hoặc thuốc chứa cồn, nhưng dạng phản ứng này không hay gặp. Bismuth gây táo bón và làm phân có mầu đen. ở liều cực cao, bismuth subsalicylat có thể gây ngộ độc salicylat. Vì nguy cơ một số thuốc thuộc nhóm này có hại cho thai nghén (như tetracyclin và metronidazole), nên không dùng phác đồ tiệt trừ H.pylori cho phụ nữ có thai. Hơn nữa, một số thuốc thuộc nhóm này không được khuyến nghị dùng ở phụ nữ cho con bú.
IX. Phòng và điều trị loét do NSAID và các biến chứng
Nếu có thể, nên ngừng NSAID khi bị loét tiêu hóa hoặc có các biến chứng tiêu hóa khác. Misoprostol được coi là thuốc lý tưởng để ngǎn ngừa loét và các tai biến tiêu hóa do NSAID. Các PPI và các chất chẹn H2 có cả tác dụng phòng ngừa lẫn điều trị biến chứng tiêu hóa do NSAID, nhưng theo các thử nghiệm hiện tại thì PPI được ưa chuộng hơn chất chẹn H2. Có ít nhất 1 nghiên cứu cho thấy PPI có hiệu quả tương đương misoprostol trong việc làm liền ổ loét do NSAID và liệu pháp PPI được dung nạp tốt hơn. Một số chuyên gia gợi ý nên dùng PPI để điều trị loét hoạt động do NSAID và nên dành trị liệu phối hợp PPI với misoprostol cho những trường hợp loét dai dẳng. Chưa có số liệu về phối hợp PPI với chất chẹn H2.
Dựa trên hoạt tính dược học, sucralfat được nghiên cứu tác dụng phòng ngừa tổn thương niêm mạc do NSAID. So sánh dùng misoprostol 200m g uống 4 lần/ngày với sucralfat 1g uống 4 lần/ngày trong phòng ngừa loét dạ dày do NSAID ở người cho thấy loét dạ dày diễn ra ở 1,6% số bệnh nhân dùng misoprostol so với 16% số bệnh nhân dùng sucralfat.
Một nghiên cứu khác gần đây cho thấy omeprazol hiệu quả hơn sucralfat trong ngǎn ngừa các biến chứng do NSAID. Nhiều nghiên cứu không xác định được hiệu quả lâm sàng của sucralfat. Gastrogal(r), một chế phẩm sucralfat dạng gel mới đang được nghiên cứu, thử nghiệm ban đầu kéo dài 2 tuần tỏ ra có triển vọng. Bệnh nhân dùng gel sucralfat cùng với NSAID ít bị loét dạ dày tá tràng xác định bằng nội soi, chứng ợ nóng và đau bụng hơn đáng kể so với người dùng placebo. Tuy nhiên, không khuyến nghị dùng sucralfat để điều trị các biến chứng tiêu hóa do NSAID vì chưa có bằng chứng đáng tin cậy về ích lợi của thuốc.
->Read More...
0 comments:
Post a Comment