Tất cả thông tin sau đây được tổng hợp từ nhiều nguồn, có giá trị tham khảo, không nên áp dụng nếu không có ý kiến bác sỹ! nếu bạn bị bệnh hãy tìm một bác sỹ!
Vai trò cảu HP và xét nghiệm tìm HP:
- Vai trò HP trong viêm loét dạ dày tá tràng:
Vi khuẩn H.Pylori gây viêm loét dạ dày cùng với các nguyên nhân khác như do ăn uống, stress. Vì vậy muốn điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.Pylori phải xét nghiệm xác nhận sự có mặt của vi khuẩn này. Test xác nhận H.Pylori đơn giản, không tốn kém, nhưng nếu chưa có thì phải khai thác tiền sử để loại trừ nguyên nhân viêm loét dạ dày không do H.Pylori.
H.Pylori vào cơ thể, sẽ xâm nhập, di chuyển và gắn vào tế bào biểu mô trong lớp chất nhày của dạ dày, sản sinh ra enzym ureasem biến ure thành amoniac, carbonic; tạo ra môi trường gần trung tính để tồn tại. Vì thế, chúng né tránh được môi trường acid khá cao trong dạ dày, né tránh được các đáp ứng miễn dịch của cơ thể để gây bệnh.
Phát hiện về sự cư trú của Helicobacter pylori ở vùng ổ loét niêm mạc đã làm thay đổi đáng kể phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị PUD ( viêm loét mạn tính đường tiêu hóa). Liệu pháp cổ điển với các chất giảm tiết acid đơn thuần có tác dụng làm liền ổ loét đường tiêu hóa và điều trị duy trì liều thấp liên tục làm giảm tái phát xuống khoảng 20%/nǎm. Tuy nhiên, việc sử dụng các phác đồ kháng sinh đã được chấp nhận để diệt trừ H.pylori ở những bệnh nhân có H.pylori (+) đã tiệt trừ nhiễm khuẩn, làm lành ổ loét do nhiễm khuẩn, cũng như làm giảm tỉ lệ biến chứng do loét. Trị liệu cũng làm giảm nguy cơ tái phát loét do thuốc chống viêm phi steroid xuống dưới 10%/nǎm. Do đó, các hướng dẫn hiện nay kêu gọi sử dụng các phác đồ tiệt trừ cho hầu hết các bệnh nhân H.pylori (+) có ổ loét hoạt động. Vai trò của việc dùng các phác đồ kháng sinh tiệt trừ H.pylori ở những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa không loét vẫn còn đang tranh cãi, mặc dù một số chuyên gia cho rằng việc tiệt trừ là hữu ích. Không khuyến nghị tiệt trừ H.pylori ở những bệnh nhân không có triệu chứng theo hướng dẫn hiện tại. Tùy theo phác đồ kháng sinh được chọn để điều trị ổ loét hoạt động mà dùng phối hợp liệu pháp chống tǎng tiết bằng chất ức chế bơm proton (PPI) hoặc chất chẹn H2 để làm liền ổ loét. Tuy nhiên, phác đồ dùng PPI điển hình đem lại tỉ lệ tiệt trừ vi khuẩn cao hơn chất chẹn H2, PPI ( proton pumb inhibitor) cũng làm lành ổ loét và giảm đau do loét nhanh hơn.
H.Pylori lây nhiễm qua chất nôn, nước bọt, phân. H.Pylori thâm nhập vào cơ thể, nhưng ở trẻ em có quá trình "tự thải trừ", đồng thời do bị tác động của nhiều kháng sinh (dùng chữa bệnh khác) nên rất hiếm khi gây bệnh; còn lứa tuổi trung niên, sẽ gây bệnh mạn, phải dùng kháng sinh mới loại trừ được. Việc điều trị vì thế phải gắn liền với giữ gìn vệ sinh, phòng tái nhiễm.
Tính acid của dạ dày không thuận lợi cho kháng sinh, nên phải dùng thuốc ức chế bơm proton để giảm sự tiết acid, tạo cho kháng sinh phát huy hiệu lực diệt trừ H.Pylori. Nếu uống kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton riêng rẽ thì phải uống thuốc ức chế bơm proton trước. Còn trong viên kết hợp cả hai loại này thì đã có cách bào chế thích hợp để bảo vệ kháng sinh nên uống cùng lúc.
H.Pylori cũng có tính kháng thuốc như mọi vi khuẩn khác nên cần dùng ít nhất là hai loại (một cặp) kháng sinh để hạn chế kháng thuốc. Khi cặp kháng sinh này bị kháng thì buộc phải thay bằng cặp kháng sinh khác.
Trong các phác đồ điều trị đã nghiên cứu được chấp nhận (ở Mỹ cũng như ở châu Âu) thì người ta chỉ kết hợp hai kháng sinh thích hợp để tạo thành cặp, cặp đó chỉ tương thích với một số loại thuốc ức chế bơm proton. Liều lượng mỗi loại cũng được xác định. Việc điều chỉnh liều có thể mang lại hiệu quả với thuốc này nhưng có khi không mang lại hiệu quả với thuốc khác. Thời gian dùng phác đồ thay đổi tùy theo từng nước (trình bày ở phần dưới).
Nếu dùng đúng phác đồ điều trị H.Pylori, kết quả thu được thường từ 80-90%. Tuy nhiên cần lưu ý đến những trường hợp không hiệu quả do kháng thuốc, do quá trình tái nhiễm hoặc do cả nguyên nhân viêm loét không phải do vi khuẩn (như nói trên).
- Các xét nghiệm chần đoán HP:
1.1 Phát hiện trực tiếp
1.1.1 Phương pháp xâm lấn:
• Sinh thiết và mô học:
H.p được chẩn đoán trực tiếp trong mô từ mảnh sinh thiết lấy qua nội soivới nhuộm Giemsa. Độ nhạy phụ thuộc vào số mảnh sinh thiết, ít nhất là 2 mẫu sinh thiết lấy từ hang vị và thân vị.
- Urease testing:
H.pylori sinh ra số lượng lớn Urease ngọai bào có thể được xác định trong ít giờ với mảnh sinh thiết đặt trong môi trường chứa Urea. Độ nhạy của thí nghiệm dựa trên số lượng vi khuẩn trong mẫu sinh thiết và số lượng mẫu sinh thiết thường đạt ≈ 90%.
- Đánh giá mẫu (Smear evaluation)
Mẫu tế bào được gắn vào lame không cần cố định qua đêm bởi Formalin, được khảo sát trực tiếp bởi phương pháp nhuộm Gram hoặc Giemsa. Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy trong 32 mẫu sinh thiết nuôi cấy (+) vớp H.pylori có 30 mẫu (+) với phương pháp này.
1.1.2. Phương pháp không xâm lấn:
- Phát hiện Antigen của H.pylori trong phân của bệnh nhân với kỹ thuật ELISA.
- Urea Breath Testing (UBT):
Bệnh nhân được uống một dung dịch chứa chất đồng vị gắn Urea. Với hoạt động của Urease trong dạ dày tạo chất đồng vị gắn carbon dioxide được hấp thụ và sinh ra bởi hơi thở của bệnh nhân sau 30 phút và được đo bằng quang phổ kế. Độ nhạy và đặc hiệu tuyệt vời >95%.
1.2 Thử nghiệm huyết thanh học
- ELISA IgG H.pylori:
Một trong các thử nghiệm đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới là thử nghiệm miễn dịch enzym phát hiện kháng thể IgG chống H.p. Đây là thử nghiệm không xâm lấn có độ nhạy và đặc hiệu cao liên quan đến nhiễm H.p hoạt động để phát hiện và sàng lọc H.pylori ở các bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chưa có biến chứng, giúp cho việc chẩn đoán lâm sàng và dịch tể có cơ sở chắc chắn.
->Read More...
0 comments:
Post a Comment